Phát triển công nghệ địa hóa ứng phó với biến đổi khí hậu

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Sáng 22/4, tại Hà Nội, Hội Địa hóa Việt Nam phối hợp với Tổng hội Địa chất Việt Nam và các đơn vị nghiên cứu, doanh nghiệp đã tổ chức Hội nghị khoa học toàn quốc “Địa hóa, môi trường và phát triển bền vững”.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Giáo sư, Tiến sỹ Mai Trọng Nhuận, Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam cho biết, ngành Tài nguyên và Môi trường đang bước vào quỹ đạo phát triển mới để thực hiện chuyển từ bị động sang chủ động ứng phó ô nhiễm môi trường, bảo tồn tự nhiên dựa vào chuyển đổi chung của xã hội - chuyển đổi xanh, chuyển đổi số, tuần hoàn, quản trị số và quản trị thông minh. Từ sử dụng tài nguyên sang tuần hoàn tài nguyên; khai thác sang đầu tư và bồi hoàn tài nguyên; từ người làm công tác bảo vệ môi trường sang làm kinh tế từ thế mạnh và giá trị của môi trường…. Các quỹ đạo phát triển mới này đều hướng đến đáp ứng mục tiêu phát triển bền vững đất nước.

Hội nghị này chính là diễn đàn để các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các doanh nghiệp trao đổi, thảo luận về phát triển các lĩnh vực khoa học - công nghệ Địa hóa phát triển bền vững đất nước, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, thiên tai.

Hội nghị có 2 phần chính: Phần 1: Địa hóa tìm kiếm khoáng sản trong tiến trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa và chuyển đổi số, phát triển năng lượng tái tạo. Phần 2: Địa hóa ứng dụng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững, kinh tế tuần hoàn.

Bàn về mô hình kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Giáo sư, Tiến sỹ khoa học Đặng Trung Thuận, nguyên Chủ tịch Hội Địa hóa Việt Nam cho biết, mô hình kinh tế tuần hoàn là mô hình kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế cụ thể, làm nền tảng để phát triển nền kinh tế tuần hoàn trong thực tiễn. Mô hình kinh tế tuần hoàn được thiết kế và xây dựng dựa trên tiếp cận, nội hàm và các nguyên tắc cơ bản của nền kinh tế tuần hoàn. Với mô hình kinh tế tuần hoàn khai thác, chế biến sa khoáng titan trong cồn cát ven biển, nếu hoạt động khoáng sản theo mô hình tuần hoàn thì sử dụng hợp lý tài nguyên, nâng cao giá trị sản phẩm chế biến, tiết kiệm tài nguyên đến mức tối đa, nhưng thu lợi nhuận tổng hợp rất cao.

Trong thực tế ở Việt Nam, việc khai thác, chế biến sa khoáng titan ven biển hiện do các công ty tư nhân nhỏ tiến hành. Mỗi công ty chỉ đủ năng lực triển khai một hoặc hai công đoạn của mô hình tuần hoàn, dẫn đến lãng phí tài nguyên và lợi tích kinh tế- xã hội thấp. Vì vậy, xây dựng và phát triển một tập đoàn khai thác, chế biến quặng titan theo mô hình kinh tế tuần hoàn nhất là đối với vùng quặng titan-zircon trong cồn cát đỏ Bình Thuận hiện rất quan trọng và cần thiết.

Đánh giá địa hóa trong nghiên cứu, khảo sát và thăm dò năng lượng địa nhiệt ở Việt Nam, Tiến sỹ Trần Trọng Thắng, Viện Khoa học địa chất và khoáng sản cho rằng, địa hóa là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong nghiên cứu, khảo sát và thăm dò địa nhiệt. Trong quá trình khai thác địa nhiệt cho mục đích sản xuất năng lượng hoặc các ứng dụng địa nhiệt khác, địa hóa vẫn đóng một vai trò quan trọng đối với công tác quan trắc và quản lý bồn địa nhiệt trong quá trình vận hành các công trình khai thác ứng dụng. Cho đến nay, các nghiên cứu về phương pháp địa hóa trong địa nhiệt hầu như chỉ có ở các nước có nền khoa học kỹ thuật tiến tiến, một phần các phương pháp đó đã được áp dụng cho các nghiên cứu địa nhiệt ở nước ta.

Tiến sỹ Trần Trọng Thắng khuyến nghị, các nhà nghiên cứu không chỉ cần kiến thức địa hóa mà còn cần kiến thức địa chất, kiến tạo của khu vực nghiên cứu; tuân thủ nghiên cứu nghiêm ngặt các thủ tục từ quá trình khảo sát, lấy mẫu, phân tích mẫu ở bên ngoài thực địa cũng như trong phòng thí nghiệm.

Tại Hội nghị, các đại biểu cũng tham gia thảo luận đến một số nội dung: Nghiên cứu tiềm năng xử lý amoni trong nước sử dụng vật liệu bền tính từ vỏ bưởi; dinh dưỡng vi lượng ở cây trồng quan hệ với môi trường địa hóa và dinh dưỡng ứng dụng trong nông nghiệp… Từ đó, các đại biểu, chuyên gia đề xuất giải pháp hướng tới chuyển đổi số trong lĩnh vực địa chất khoáng sản.

Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.