Phát triển sản xuất nông nghiệp thích ứng hạn, mặn

Theo Trung tâm dự báo Khí tượng - Thủy văn quốc gia, trong tháng 3 này có khả năng xuất hiện khoảng ba đến bốn đợt không khí lạnh, gây ra những đợt rét ngắn ngày. Trong khoảng thời gian dự báo, xuất hiện những đợt mưa rào và dông, trong cơn dông có thể xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh, tập trung ở vùng núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ; sau chuyển mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù, ngoài ra cần lưu ý hiện tượng nồm ẩm ở khu vực phía Ðông Bắc Bộ.
Thu hoạch tôm thẻ trên nền đất mô hình tôm - lúa cho hiệu quả kinh tế cao tại ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).
Thu hoạch tôm thẻ trên nền đất mô hình tôm - lúa cho hiệu quả kinh tế cao tại ấp An Hòa, xã Gia Hòa 2, huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng).

Khu vực Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ duy trì tình trạng ít mưa, nắng nóng xuất hiện ở miền Ðông Nam Bộ. Tình trạng khô hạn và xâm nhập mặn ở các tỉnh ven biển Nam Bộ tiếp tục diễn ra khá gay gắt.

★Tỉnh Sóc Trăng đã và đang nhân rộng các mô hình sản xuất, phát triển cây trồng, vật nuôi ứng phó hạn, mặn. Cụ thể như mô hình tôm - lúa, khung mùa vụ thả tôm sẽ từ sau Tết Nguyên đán và thu hoạch xong khoảng tháng 8, tháng 9, thời điểm này chủ yếu vào mùa khô, nước bị mặn nên không làm lúa được. Sau khi thu hoạch tôm xong cũng là lúc mưa nhiều, có nước ngọt, người dân chuyển sang làm lúa và thu hoạch trong thời gian gần Tết Nguyên đán. Nhờ kết hợp mô hình tôm - lúa mà tôm nuôi ít dịch bệnh. Ngoài ra, nông dân cũng tập trung trồng những giống lúa có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, điển hình là những giống lúa ST như ST20, ST21, ST24, ST25.

★Tại tỉnh Kiên Giang, mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng biến đổi khí hậu được Công ty cổ phần phân bón Bình Ðiền phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh thực hiện ở huyện Gò Quao bước đầu đạt kết quả tốt. Cụ thể, tại Tổ hợp tác trồng lúa chất lượng cao ấp Khương Bình, xã Thới Quản, từ 24,8 ha vụ hè thu năm 2019, đến vụ đông xuân 2019- 2020, mô hình canh tác lúa thông minh đã mở rộng diện tích lên hơn 120 ha. Nhờ áp dụng khoa học công nghệ, trồng lúa theo mô hình này chi phí giảm hơn 2,5 triệu đồng/ha và lợi nhuận hơn 20 triệu đồng/ha.

★Tại tỉnh Trà Vinh, hạn, mặn diễn ra gay gắt gây thiệt hại cho nghề nuôi thủy sản. Tại huyện Cầu Ngang, hiện có hơn 230 ha ao nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại với số lượng con giống hơn 48,3 triệu con (trong giai đoạn 20 đến 40 ngày tuổi). Ở huyện Trà Cú, nhiều hộ nông dân nuôi cá lóc cũng bị thiệt hại kép do nước mặn xâm nhập, cá lóc nuôi bị ảnh hưởng nguồn nước mặn nên chậm lớn, tăng chi phí về thức ăn, bơm tát, trong khi đó, giá cá liên tục bị giảm thấp. Ngành nông nghiệp tỉnh yêu cầu các địa phương khuyến cáo nông dân không nóng vội thả tôm giống, cá giống nuôi mùa vụ mới.

Sáng 29-2, Ðoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã kiểm tra thực tế tại huyện Kiến Thụy và làm việc với TP Hải Phòng về công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm trên địa bàn.

Ðoàn đã đến kiểm tra tại thôn Kim Sơn, xã Tân Trào (huyện Kiến Thụy) nơi phát sinh bệnh cúm gia cầm A/H5N6 đầu tiên tại Hải Phòng. Bệnh cúm đã xảy ra trên đàn gia cầm của hộ ông Ðinh Văn Tứ có tổng đàn vịt 3.770 con. Toàn bộ số vịt trên được tiêu hủy theo quy định. Ðến ngày 28-2, dịch lại xảy ra tại bốn hộ chăn nuôi khác, trong đó có ba hộ nuôi liền kề hộ ông Tứ. Số gia cầm nhiễm cúm A/H5N6 hơn 11 nghìn con bị tiêu hủy. TP Hải Phòng đã thành lập chốt kiểm dịch tạm thời kiểm soát chặt chẽ việc vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia cầm ra, vào vùng có dịch; thực hiện biện pháp phòng, chống dịch theo quy định.

★Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y TP Hồ Chí Minh, tại thành phố hiện có 337 điểm/147 chợ, khu vực thuộc 20 quận, huyện vẫn còn tình trạng kinh doanh gia cầm sống trái phép. Thời gian tới, Chi cục tiếp tục phối hợp các đoàn kiểm tra liên ngành thành phố và quận, huyện kiểm soát chặt chẽ các hoạt động vận chuyển, giết mổ, kinh doanh gia cầm trên địa bàn. Kiên quyết xử lý triệt để các trường hợp kinh doanh gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc, không đúng quy định.

★Ðể chủ động phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang đang thực hiện đồng bộ các giải pháp ngăn ngừa dịch bệnh phát sinh. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh cho biết, hiện nay, việc thực hiện các hoạt động trong tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đã thực hiện đạt 60% kế hoạch, dự kiến hết tuần này sẽ bảo đảm 100% kế hoạch.

★Ngày 29-2, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, vào lúc 18 giờ 30 phút ngày 28-2, tại khu vực rừng sản xuất thôn Lập Ðinh, xã Ngọc Thanh, TP Phúc Yên đã xảy ra cháy. Diện tích cháy khoảng 6 ha, chủ yếu tại khu vực trồng các loại cây keo, bạch đàn. Các lực lượng chữa cháy phải dập lửa bằng phương pháp thủ công, đến hơn 23 giờ 30 phút cùng ngày, đám cháy mới được khống chế và dập tắt hoàn toàn. Nguyên nhân ban đầu được xác định là do lửa bùng phát phía rừng phòng hộ của Sóc Sơn (Hà Nội) từ chiều, sau đó lan sang rừng sản xuất của xã Ngọc Thanh nên cháy lớn.

★Chi cục Kiểm lâm tỉnh Cà Mau cho biết, đến chiều 29-2, trong tổng số hơn 42.300 ha rừng tràm và rừng các cụm đảo trên địa bàn tỉnh, đã có hơn 60% (hơn 26.400 ha) dự báo cháy cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm). Cơ quan chức năng tỉnh đang thực hiện quyết liệt, đồng bộ công tác phòng, chống cháy rừng mùa khô theo phương châm “bốn tại chỗ”, phòng tình huống bất ngờ xảy ra.

★Từ đầu mùa khô 2019- 2020 đến nay, trên lâm phần tỉnh Kiên Giang đã xảy ra sáu vụ cháy rừng nhưng thiệt hại không đáng kể. Tỉnh đã chỉ đạo các địa phương có rừng, chủ rừng, đơn vị lâm nghiệp tập trung quyết liệt công tác phòng, chống cháy rừng. Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, trên địa bàn hiện có khoảng 41.150 ha rừng có nguy cơ cháy cao, tập trung ở các huyện Phú Quốc, Kiên Hải, Gia

Theo Nhân Dân
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.