Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản

Dù dịch bệnh COVID-19 cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ tái phát, do đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam không tổ chức lễ đài tập trung đông người.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam tổ chức trọng thể Đại lễ Phật đản

Sáng 7/5 (tức Rằm tháng Tư âm lịch), Giáo hội Phật giáo Việt Nam trọng thể tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2564 - Dương lịch 2020.

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang hoành hành trên toàn cầu, dù dịch bệnh cơ bản được kiểm soát tại Việt Nam nhưng vẫn luôn tiềm ẩn nguy cơ tái phát, do đó Giáo hội Phật giáo Việt Nam không tổ chức lễ đài tập trung đông người, tuân thủ Chỉ thị 19 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 076/TT-HĐTS của Hội đồng Trị sự.

Đại lễ được truyền hình trực tiếp trên kênh Truyền hình An Viên, VTVCab, phát trực tuyến trên mạng xã hội để đồng bào phật tử cả nước đều được đón nhận không khí kính mừng ngày Phậtđản.Tham dự Đại lễ có Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực; Phó Pháp chủ kiêm Chánh Thư ký Hội đồng Chứng minh, Hòa thượng Thích Thanh Dũng; Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự, Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu cùng các chức sắc Giáo hội Phật giáo Việt Nam, lãnh đạo Ban Tôn giáo Chính phủ, đại diện Bộ Công an, thành phố Hà Nội...

Tại Đại lễ, các tăng ni và đại biểu đã nghe Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu tuyên đọc Thông điệp Phật đản Phật lịch 2564 - Dương lịch 2020 của Đức Pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam. Thông điệp nhắc nhở "mỗi quốc gia, mỗi công dân của một đất nước đều phải trở về với hành động chính niệm trong sự tỉnh thức, nhìn nhận về văn hóa sinh hoạt, về ý thức đồng thuận trong xã hội."

Trong Thông điệp, Đức Pháp chủ biểu dương chư tôn đức tăng ni, các chùa và cơ sở tự viện, đồng bào phật tử đã tin tưởng, đồng thuận thực hiện lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước; chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; chấp hành tốt các quy định, hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; thể hiện tinh thần “tương thân, tương ái” và tham gia đóng góp ủng hộ công tác phòng chống dịch COVID-19.

Đặc biệt, các tăng ni đã có nhiều thời khóa tụng kinh cầu bình an hàng ngày để mang năng lượng thiện lành, niềm tin vững chắc chung tay đẩy lùi dịch bệnh tiêu tan, sớm ổn định cuộc sống bình an. Chúc tăng ni và đồng bào phật tử có được niềm an ủi từ thông điệp từ bi bao la của Đức Phật và luôn luôn an lạc trong chính pháp, Đức Pháp chủ Giáohội Phật giáoViệt Nam mong muốn mỗi người đóng góp hết sức mình cùng toàn xã hội vượt qua khó khăn, thách thức để tiếp tục xây dựng đất nước Việt Nam vững mạnh, phát triển trên mọi lĩnh vực

Trong diễn văn Phật đản, Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Hòa thượng Thích Gia Quang nhấn mạnh hơn lúc nào hết, đây là thời khắc mà nhân loại cùng nhau đoàn kết, tỉnh thức, nhận biết về bản thân, hành động của mình, nhận biết về thế giới xung quanh và quan tâm hơn đến vận mệnh của nhân loại.

Mùa Phật đản Phật lịch 2564 diễn ra trong thời điểm thế giới xảy ra những tổn thất nghiêm trọng và vô cùng đau lòng. Đại dịch COVID-19đã cướp đi sinh mạng của hàng vạn người ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hệ lụy của nó sẽ kéo theo sự khủng hoảng toàn cầu, làm thay đổi các cách thức vận hành và sinh hoạt xã hội.

Hòa thượng Thích Gia Quang nêu rõ: “Trong bóng tối bao trùm của thảm kịch to lớn này, thông điệp của Đức Phật về giáo lý duyên khởi là nền tảng cho sự phát triển bền vững, bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ hành tinh trước sự hủy hoại của biến đổi khí hậu, dịch bệnh. Giáo lý về lòng từ bi, trí tuệ càng thôi thúc chúng ta phải mở rộng tình thương yêu, đùm bọc, chở che đồng loại, đặc biệt là đối với những thành phần đang cần sự giúp đỡ trong xã hội."

Ban Thường trực Hội đồng Trị sự mong muốn tăng ni, phật tử Việt Nam, các ban, viện trung ương, Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam các cấp, Hội Phật tử Việt Nam ở nước ngoài tích cực trong công tác Phật sự ích đạo lợi đời, nỗ lực phấn đấu hoàn thành chương trình Phật sự, phát huy trí tuệ tập thể; đổi mới, sáng tạo trong sự nghiệp hoằng dương chính pháp, trong phương thức hướng dẫn phật tử thích ứng với tình hình mới. 

Đồng thời, cần đẩy mạnh truyền thông Phật giáo trên tất cả các nền tảng hệ sinh thái số, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ 4.0 vào công tác hoằng pháp, giảng dạy trực tuyến để chuyển tải các hoạt động Phật sự vào đời sống xã hội, nêu cao giá trị từ bi, trí tuệ của Phật giáo nhằm gìn giữ và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc, kết nối và mở rộng các hoạt động đối ngoại nhân dân thông qua ngoại giao văn hóa Phật giáo, góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các đại biểu dự Đại lễ cũng nghe Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Ngô Sách Thực đọc Thư chúc mừng Phật đản của Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Toor quốc Việt Nam. 

Qua thư, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ghi nhận, biểu dương những đóng góp to lớn của Giáo hội Phật giáo Việt Nam và đồng bào phật tử trong, ngoài nước đã có nhiều hành động, nghĩa cử cao đẹp; vừa chấp hành tốt các quy định của Nhà nước về phòng, chống dịch, vừa tham gia ủng hộ vật chất và tinh thần; chung sức, đồng lòng cùng với Đảng, Nhà nước và các tầng lớp nhân dân cơ bản đẩy lùi được dịch COVID-19.

Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam mong muốn Giáo hội Phật giáo Việt Nam, chư tôn đức giáo phẩm và toàn thể tăng, ni, đồng bào phật tử tiếp tục phát huy hơn nữa sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc với tinh thần “hộ quốc, an dân” và lòng từ bi, cứu khổ, độ sinh của Phật giáo để cùng nhân dân cả nước vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch COVID-19, phát triển kinh tế-xã hội, bảo đảm quốc phòng-an ninh, nâng cao vị thế của đất nước.

Phát biểu chúc mừng Phật đản, Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng khẳng định, từ khi hiện diện ở Việt Nam, Phật giáo luôn lấy đức từ, bi, hỷ, xả để giáo hóa chúng sinh, lấy trí tuệ làm sự nghiệp và chủ trương “Phật pháp bất ly thế gian pháp” để hành đạo. Vì vậy, Phật giáo Việt Nam luôn thể hiện tinh thần “hộ quốc an dân”, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc. 

Trải qua gần 40 năm thành lập, Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã không ngừng được củng cố, phát triển lớn mạnh về mọi mặt, thực hiện hòa hợp, đoàn kết, thống nhất, luôn phát huy tinh thần gắn bó đồng hành cùng dân tộc, động viên tăng, ni, phật tử cùng toàn dân thực hiện nghiêm chính sách, pháp luật của Nhà nước, thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ công dân, đoàn kết giữa các tôn giáo, xây dựng Giáo hội vững mạnh, góp phần xây dựng đất nước phát triển bền vững, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.

Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ chia sẻ: “Lễ Phật đản năm nay diễn ra trong bối cảnh đại dịch COVID-19 lan rộng trên toàn thế giới, nhiều hoạt động, trong đó có hoạt động tôn giáo bị đình trệ. Tuy nhiên, trong khó khăn mới thấy được tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, sự chung sức, chung lòng của các giai tầng trong xã hội, của các tôn giáo, trong đó có Phật giáo.”

Trưởng ban Tôn giáo Chính phủ Vũ Chiến Thắng đánh giá cao những hoạt động thiết thực mà Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã chủ động, tích cực chung tay cùng chính quyền các cấp trong công tác phòng, chống dịch bệnh; mong muốn chư vị tôn đức giáo phẩm Hội đồng Chứng minh, Hội đồng Trị sự sẽ gương mẫu tiếp tục chỉ dẫn, động viên tăng ni, phật tử cùng thực hiện nghiêm các chỉ thị của Đảng, Nhà nước, các văn bản hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, thiết lập trạng thái bình thường mới, có cách thức sinh hoạt tôn giáo phù hợp với tình hình thực tế, đảm bảo an toàn cho chư tăng ni và đồng bào phật tử, góp phần đẩy lùi hoàn toàn dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe cộng đồng. 

Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần “hộ quốc an dân” và trí tuệ Phật giáo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam tiếp tục hạnh nguyện nhập thế, lấy việc phục vụ nhân sinh, ích đạo, lợi đời làm phương tiện để tu hành, tiếp tục khẳng định những giá trị ưu việt của một tôn giáo hòa bình, xứng đáng với sự tin yêu, gửi gắm của tăng ni, phật tử trong và ngoài nước.

Tại Đại lễ, các tăng ni, đại biểu đã dành một phút tưởng nhớ công lao to lớn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các Anh hùng liệt sỹ, đồng bào tử nạn và thực hiện nghi thức dâng hương, tắm Phật truyền thống.

Theo Vietnamplus
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.