Phê duyệt Đề án Du lịch Sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2030

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Mục tiêu của Đề án là phát triển du lịch sinh thái-nghỉ dưỡng ở Vườn Quốc gia một cách bền vững gắn với việc bảo tồn, phát triển hệ sinh thái rừng tràm và đa dạng sinh học của vùng đất U Minh Hạ.
Du khách tham gia tour xuyên rừng Đất Mũi Cà Mau. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN.
Du khách tham gia tour xuyên rừng Đất Mũi Cà Mau. Ảnh: Hồng Đạt/TTXVN.

Theo Cổng Thông tin Điện tử tỉnh Cà Mau, Ủy ban Nhân dân tỉnh vừa ký quyết định phê duyệt Đề án Du lịch Sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí Vườn Quốc gia U Minh Hạ đến năm 2030 (Đề án), tại ấp Vồ Dơi, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời.

Ủy ban Nhân dân tỉnh yêu cầu trên cơ sở phương án quản lý rừng bền vững được phê duyệt, Vườn Quốc gia U Minh Hạ tổ chức thực hiện Đề án tại hai phân khu chức năng có tổng diện tích 1.318,5ha.

Các phân khu gồm: Phân khu dịch vụ hành chính có diện tích 743,6ha (tiểu khu 5, tiểu khu 6, khoảnh 3 và khoảnh 6 tiểu khu 76, tiểu khu 77); và một phần phân khu phục hồi sinh thái với diện tích 574,9ha (khoảnh 3 và khoảnh 6 tiểu khu 70, khoảnh 3 tiểu khu 73).

Hoạt động du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí được phân thành sáu khu chức năng: Khu đón tiếp du khách; khu du lịch sinh thái; khu vườn sưu tập động thực vật và vườn dược liệu (mô hình Safari vườn, thú); khu tái hiện làng rừng và các làng nghề truyền thống; khu nghỉ dưỡng; và khu trồng cây lưu niệm.

Ngoài ra, Đề án còn có các tuyến du lịch như: Các tuyến nội bộ kết nối các khu chức năng du lịch (hoạt động bằng các phương tiện ôtô, xe máy, xe điện, xuồng, đi bộ...) và các tuyến kết nối các khu điểm du lịch ở khu vực như khu du lịch Hòn Đá Bạc, khu du lịch sinh thái Sông Trẹm, các hộ du lịch cộng đồng và kết nối các khu-điểm du lịch khác ở trong và ngoài tỉnh.

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Cà Mau, mục tiêu của Đề án là phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và giải trí ở Vườn Quốc gia U Minh Hạ một cách bền vững gắn với việc bảo tồn, phát triển hệ sinh thái rừng tràm và đa dạng sinh học của vùng đất U Minh Hạ.

Đề án cũng hướng đến việc giữ gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường; cũng như đảm bảo hài hòa tương tác giữa khai thác phát triển du lịch với bảo vệ giá trị tài nguyên thiên nhiên.

Nằm ở cực Nam đất nước, tỉnh Cà Mau vốn có nhiều tài nguyên du lịch độc đáo và khác biệt, có tiềm năng phát triển thành các sản phẩm du lịch mang tính cạnh tranh cao.

Cà Mau sở hữu Khu Dự trữ Sinh quyển Thế giới và vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (Khu Ramsar thế giới), gắn với Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau - thuộc hệ sinh thái rừng ngập mặn có diện tích tự nhiên khoảng 42.000ha, Vườn Quốc gia U Minh Hạ - thuộc hệ sinh thái rừng ngập ngọt diện tích 8.286ha, rất thuận lợi đầu tư phát triển du lịch sinh thái.

Theo các chuyên gia du lịch, những năm qua, khám phá hệ sinh thái rừng ngập ngọt trong khu vực vùng đệm Vườn quốc gia U Minh Hạ với điểm đến là Khu du lịch sinh thái Mười Ngọt ở xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời là một trong những sản phẩm du lịch đặc sắc được nhiều du khách tìm đến và trải nghiệm.

Từ những tháng đầu năm 2022, trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt với dịch COVID-19, các hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh Cà Mau nói chung đã mở cửa trở lại với nhiều tín hiệu lạc quan, lượng khách du lịch đến Cà Mau tăng hơn so với cùng kỳ năm trước đó.

Từ đó đến nay, ngành du lịch Cà Mau đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm từng bước kích cầu, khôi phục du lịch tại địa phương với việc mở thêm các tour, tuyến, phát triển những sản phẩm du lịch mới để thu hút, giữ chân du khách; khuyến khích, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế tham gia phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng…

Trong những tháng qua, các cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh Cà Mau cũng đã triển khai quyết liệt và đồng bộ, chủ động phòng, chống cháy rừng để khu vực Vườn Quốc gia U Minh Hạ an toàn trước các nguy cơ của thời gian cao điểm mùa khô 2023.

Vườn Quốc gia U Minh Hạ cũng phối hợp chặt chẽ với các đơn vị, địa phương tăng cường công tác dự báo, đẩy mạnh tuyên truyền để những hộ dân sống trong khu vực vùng đệm của Vườn nâng cao ý thức phòng ngừa, sẵn sàng ứng phó nguy cơ cháy rừng có thể xảy ra.

Các đại biểu tặng hoa tri ân ông, bà Lê Tất Luyện - Thụy Khuê
Trưng bày cố định Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005-2024), sáng ngày 23/11 tại Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM (97 Phó Đức Chính, Q.1) đã khai mạc Không gian nghệ thuật Lê Bá Đảng nhằm tôn vinh di sản nghệ thuật của danh họa này.
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
Chùa Pháp Hoa: Ngôi cổ tự 100 tuổi giữa Sài Gòn hoa lệ
(Ngày Nay) - Chùa Pháp Hoa là địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng Thành phố Hồ Chí Minh. Nằm ở trung tâm thành phố xô bồ, chùa Pháp Hoa yên bình tĩnh lặng đến lạ. Không chỉ là ngôi chùa cổ có lịch sử gần 100 năm, nơi đây còn là cái nôi văn hóa Phật pháp, được nhiều du khách thập phương tìm về hành hương mỗi dịp lễ Phật.
Tỉnh Ninh Thuận đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu.
Ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường
(Ngày Nay) -  Để ứng phó “thách thức kép” về biến đổi khí hậu và nguy cơ suy thoái môi trường, tỉnh Ninh Thuận tích cực triển khai đồng bộ nhiều giải pháp nhằm tăng cường khả năng chống chịu của hệ thống tự nhiên và kinh tế - xã hội. Đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng và hợp tác quốc tế để bảo vệ môi trường hiệu quả, bền vững.
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
WHO duy trì cảnh báo cao nhất về đậu mùa khỉ
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã quyết định duy trì mức cảnh báo cao nhất đối với dịch đậu mùa khỉ (mpox, trong bối cảnh số ca mắc và số quốc gia bị ảnh hưởng đang gia tăng.
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
Hy Lạp thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trên các hòn đảo
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, Hy Lạp đã ký một thỏa thuận năng lượng sạch với Liên minh châu Âu (EU) và Ngân hàng Đầu tư châu Âu nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh trên các đảo dễ bị tổn thương của nước này, vốn đang bị đe dọa bởi tình trạng du lịch quá mức và biến đổi khí hậu.