"Phi chính thức" nên phi quyền lơi?

(Ngày Nay) - Không làm nhà máy, công ty, không có lương hàng tháng hay chờ mong lương hưu cuối đời, cũng chẳng biết bảo hiểm xã hội hay bảo hiểm y tế ra sao, nhiều người lao động phi chính thức đã quen cảnh ngã bệnh thì vay tiền hàng xóm láng giềng chạy chữa, về già tằn tiện rau cháo qua bữa… dù ngoài kia, người ta đua nhau đòi tăng lương, người ta hồ hởi đón cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang “gõ cửa”.
Cô Mùi bên ruộng rau nhà mình
Cô Mùi bên ruộng rau nhà mình

Những cuộc đời khốn khó

1.     Cô Mùi năm nay đã hơn 60 tuổi, ông bà xưa đặt tên cho cô nôm na theo tên năm cô lọt lòng. Vợ chồng cô chỉ là một hộ nông dân bình thường ở ngoại thành phía Tây Hà Nội, công việc chính là chăn bò và trồng lúa. Ngoài hai việc ấy, những lúc nông nhàn, cô trồng rau cải thiện bữa ăn, khi rau muống, lúc rau cải…

Ngày thường, trừ những ngày mưa to - cánh đồng cỏ ngập nước sau mưa, còn lại hầu như ngày nào chồng cô Mùi cũng dắt 6 con bò ra đồng ăn cỏ. Chăn bò dãi nắng dãi sương khiến sức khỏe ông “oằn” đi vì vất vả. Còn cô Mùi, đến ngày mùa, cô ra đồng cấy mạ, trồng lúa với các chị em thuần nông trong vùng. Những ngày đợi lúa “phất cờ” trổ bông, cô ở nhà cắt cỏ cho bò ăn, làm vườn, trồng rau…

Làm việc luôn tay luôn chân, nhưng thu nhập hàng tháng là điều xa vời với cô Mùi. Tiền chỉ “về nhà” mỗi năm chừng 2 lần, ấy là khi hai vợ chồng cô bán bò hoặc bán thóc. Hễ bò đau ốm, lúa thất thu… là gia đình lao đao mất Tết.

Ở quanh làng cô Mùi, số hộ thuần nông, kinh doanh tự do khá đông đảo. Cả làng, tính ra số người làm công ty chỉ là thế hệ trẻ thời 8X trở đi - những người được ăn học đàng hoàng, còn lại ở cỡ tuổi cô Mùi, tất cả đều xoay xở đủ nghề, người làm đậu, người bán gạo, người nuôi lợn… Hồi lợn giảm giá sâu kỷ lục, một cân thịt chưa bằng một bát phở, một con lợn giống chưa đến 200.000 đồng, nửa làng cô Mùi lao đao chực phá sản. Người làng kể, có bà lão 70 tuổi, cố nuôi đàn lợn kiếm tiền dưỡng già, ngờ đâu không lấy lại được vốn, căng thẳng nằm ốm liệt giường. “Ngày ốm, bà ấy không có BHYT, mọi chi phí đều đè nặng lên vai anh con trưởng vốn chỉ bán hàng xén trong làng”.

2.     Chị Hinh ở Ba Vì, Hà Nội cũng thuộc diện lao động “phi chính thức”, tự do cả đời. Chị khỏe mạnh, thường theo các đội thợ xây nhà đi khắp nơi phụ vữa, người ta trả công thợ cao lắm, có ngày được những 200.000 đồng. Chị là trụ cột gia đình trong một gia đình được xác định hộ nghèo trong làng. Ngoài chị ra, trong nhà chẳng ai đi làm. Người chồng bệnh tim bẩm sinh không thể kiếm tiền, đứa con trai bị di chứng chất độc da cam từ ông nội chỉ biết ê a ở nhà.

"Phi chính thức" nên phi quyền lơi? ảnh 1Ảnh minh họa

Chị luôn cố gắng nhận việc nhiều nhất có thể. Nhưng không phải ngày nào cũng có người thuê. Tuần nào nhiều việc chị nhanh nhẹn đi cả tuần, nhưng có tháng nằm dài ở nhà vì ít việc. Có ngày phải mua chịu gạo mắm tính lãi. Rồi sức khỏe yếu đi, chị tự “nghỉ hưu”, làm thuê quanh làng, ai thuê gì làm nấy, chủ yếu làm osin.

Trong ngôi nhà 60 mét vuông tuềnh toàng ở Ba Vì có bao nhiêu người, ngoài gia đình chị còn có gia đình em trai chồng, trên 10 đứa con, cháu. Năm ngoái, nhà chị thoát nghèo, sổ hộ nghèo vẫn được chị cất giữ cẩn thận trong ngăn tủ, dẫu đã hết hạn. Chị phấn khởi khoe “được” hết nghèo, nhưng trong nhà thỉnh thoảng vẫn hết gạo ăn...

60% lao động phi chính thức là nữ

Hồi tháng 3 năm nay, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Liên hợp quốc tại Việt Nam tổ chức tọa đàm về bình đẳng giới nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 với chủ đề "Trao quyền kinh tế cho phụ nữ trong bối cảnh thế giới thay đổi về việc làm". Những con số đưa ra khiến nhiều người phải suy nghĩ: tỷ lệ phụ nữ trong khu vực phi chính thức khá cao, có tới hơn 60% lao động nữ làm việc trong gia đình không hưởng lương và tự làm.

Con số cụ thể hơn: 41,1% lao động nữ làm những công việc giản đơn, 43,6% lao động nữ làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp. Khó mà tìm thấy một công đoàn nào dành cho những người nông dân thuần nông nghèo khổ, những phụ nữ bán hàng rong hay trẻ em bán vé số, đánh giày…

Phần lớn nữ lao động phi chính thức đều phải chấp nhận làm việc, thu nhập thấp, không được hưởng quyền, nghĩa vụ lao động, quỹ phúc lợi xã hội, dịch vụ công ích... cũng như không có cơ hội để thăng tiến, tiếp cận với các nguồn lực tín dụng, khoa học kỹ thuật. Những phụ nữ lao động tự do hoạt động gần như đơn độc, mối liên kết gần nhất, bền chặt nhất chính là giữa những người đồng cảnh ngộ nghèo khổ, “phi chính thức” giống nhau.

Lao động nông thôn, lao động di cư… đều phần lớn xa vời với hợp đồng lao động, lương thưởng, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội và càng xa vời hơn với các khái niệm thăng tiến, trợ giúp pháp lý, trợ cấp khó khăn… - những quyền lợi sát sườn đảm bảo cho một cuộc sống an sinh, ổn định.

Khảo sát của Viện Phát Triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh Sáng (LIGHT) 2 năm trước, có tới 91,45% người bán hàng rong, nông dân nghèo chưa từng biết đến các quy định của Bộ luật Lao động và 91,45% chưa biết đến BHXH. Thu nhập của đa số người lao động phi chính thức ở mức độ thấp, thiếu ổn định, phải ưu tiên trang trải đời sống nên không có đủ tiền để quan tâm đến các vấn đề khác, trong đó có BHXH.

Một cán bộ Viện Nghiên cứu chính sách, pháp luật và phát triển từng khẳng định, lao động phi chính thức là đối tượng thuộc nhóm yếu thế trong xã hội.

“Chính thức” - “phi chính thức”, khác nhau không chỉ cái tên

Nhiều chuyên gia nước ngoài khi nghiên cứu về kinh tế Việt Nam đã bất ngờ, khu vực “phi chính thức” - tạo ra hơn 50% việc làm cho nền kinh tế lại không nhận được các chính sách hỗ trợ thỏa đáng của nhà nước. Nếu không có “phi chính thức” thì nhiều lĩnh vực chính thức trong sản xuất, dịch vụ, phân phối trong nền kinh tế sẽ bị… tê liệt.

TS Nguyễn Thị Lan Hương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học LĐ&XH cũng thừa nhận, tỉ lệ lao động phi chính thức không hề giảm đi, có chăng chỉ là có sự thay đổi tỉ lệ giữa khu vực nông nghiệp, hộ sản xuất gia đình, hộ kinh doanh gia đình… mà thôi. Khu vực “phi chính thức” có đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế, họ cung cấp dịch vụ, họ tham gia sản xuất trong tất cả các ngành nghề nhưng chưa được hưởng đầy đủ các quyền lợi thiết thực.

Sự khác nhau về cái tên “chính thức” và “phi chính thức” đã dẫn đến cả một thành kiến kéo dài khiến cho một bộ phận quan trọng và hoàn toàn “chính thức” cấu thành nền kinh tế trong nước phải chịu đựng “phân biệt đối xử”.

Nếu như khu vực “chính thức” hưởng mọi điều kiện tốt nhất về an toàn lao động, quyền lợi làm việc, lương bậc, hưu trí… thì khu vực ‘phi chính thức’ thiếu gần như hoàn toàn những quyền lợi đó. Họ tự làm, tự mưu sinh, tự chữa bệnh, tự vun vén tuổi già… Mặc dù đóng góp rất “chính thức” cho đời sống xã hội và là một tế bào không thể thiếu của cơ thể kinh tế Việt Nam từ hàng trăm năm nay, khu vực này vẫn bị nhìn nhận là “phi chính thức”, nằm ngoài lề nền kinh tế thời hội nhập.

Chị Hinh nói rằng, chị chẳng có học nên cuộc sống hiện đại rất khó bon chen. Chị là thế hệ nằm ngoài guồng quay hiện đại, nằm ngoài lề những quy định, chính sách “rất phức tạp” hiện nay. Nói riêng về BHXH – bảo hiểm được kỳ vọng là chỗ dựa cho người thu nhập thấp, cho lao động nghèo tự do khu vực “phi chính thức” được có cơ hội hưởng “lương hưu” như khu vực “chính thức” cũng không phải ai cũng tiếp cận được khi họ là lao động di cư, xa quê, không có sổ hộ khẩu, mất chứng minh thư nhân dân… Chính sách nhân văn với khu vực phi chính thức không phải là thiếu, nhưng hàng ngàn nông dân nghèo vẫn khó chạm đến những quyền lợi chính đáng mà một người lao động cần được hưởng...

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.