Liên quan đến vụ việc nghi án Trường Mầm non Thanh Khương cho trẻ ăn thịt lớn nhiễm sán, chiều 18/3, VietNamNet đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Mây, Phó hiệu trưởng nhà trường.
Tất cả thực phẩm nhà trường đều lấy từ cùng một đơn vị là công ty TNHH Hương Thành. Tức tất cả giáo viên, kể cả hiệu trưởng, hiệu phó cũng ăn các thực phẩm được nhập đó, chỉ khác là nấu riêng ra.
Bản thân tôi đúng hôm mà phụ huynh chia sẻ clip thịt lợn có sán là ngày trực và cũng có ăn. Và không có chuyện lấy cho giáo viên và học sinh 2 phần thực phẩm khác nhau.
“Tôi là người trực hôm đó. Tôi không hề hay biết là thực phẩm có bẩn hay nhiễm sán. Thực tế, tôi và các thầy cô khác đều dùng chung nguyên liệu như các cháu, chỉ khác là cách chế biến riêng vì các cháu còn nhỏ, nên thịt phải ninh, xay nhỏ ra thôi. Còn đối với các thầy cô, có thể là xào hay luộc, kho tùy từng hôm”, bà Mây nói.
Kiểm tra bằng mắt thường khó phát hiện thịt lợn nhiễm sán?
Trả lời VTC News câu hỏi tại sao trường không kiểm tra thực phẩm trước khi chế biến, bà Mây cho biết, nhà trường vẫn thường xuyên kiểm tra thực phẩm, thịt trước khi chế biến nhưng bằng mắt thường, nên việc phát hiện sán hay không là khó có thể khẳng định.
Những cô giáo đang dạy tại trường cũng có con em theo học tại đây, nên không thể có chuyện biết nhưng vẫn cố tình cho thực phẩm vào.
“Chúng tôi ký hợp đồng với công ty cung cấp thực phẩm, cam kết với phụ huynh là sử dụng thực phẩm tươi ngon, nhưng do quá trình vận chuyển bắt buộc phải trong ngăn mát để bảo quản, nên khi phụ huynh sờ vào cảm thấy lạnh thì có thể nói là đông lạnh.
Nhiều người thắc mắc xương gà không có chân vì để chế biến, chúng tôi đã lọc phần thịt gà ra xay, đảo lên cho các cháu. Còn xương nhà bếp ninh lên lấy nước nấu cháo buổi chiều", bà Mây khẳng định.
Trường Mầm non Thanh Khương - Ngôi trường xảy ra vụ việc. |
Không biết bao nhiêu học sinh nhiễm sán
Trao đổi với Zing.vn, bà Mây cho biết, về quy trình giao nhận thực phẩm trong nhà trường, bà Mây cho hay, Hiệu phó là bà Nguyễn Thị Minh Vân cùng cô nuôi là người ký giao nhận thức ăn buổi sáng.
Bản thân bà không nắm được sự việc vì là Phó Hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Tất cả công việc do bà Cao Thị Hòe - Hiệu trưởng nhà trường, phụ trách. Tuy nhiên, bà Hòe đang bị đình chỉ công việc.
Đồng thời, bà Mây còn khẳng định không nhận được thông tin chính thức nào về việc trẻ bị nhiễm sán lợn. Mới đây, một phụ huynh có hai con đến trường trình giấy xét nghiệm dương tính với căn bệnh này.
Được biết, ngay sau khi phát hiện thực phẩm nhiễm sán gạo, UBND xã Thanh Khương tổ chức cuộc họp với các bên. Công ty Hương Thành cho biết nếu kết luận thực phẩm là nguyên nhân gây bệnh, họ sẽ chịu trách nhiệm.
Học sinh tới lớp giảm nhiều
Hiện nay, tại các lớp học, sĩ số học sinh thưa thớt hơn, có lớp chỉ còn 5-6 em đi học. Bà Mây cho biết, số lượng học sinh giảm mạnh dù nhà dù trường đã thay đơn vị cung cấp thực phẩm.
“Là người giáo viên, tôi thực sự rất buồn vì mọi chuyện đã xảy ra, nhưng tôi cũng mong phần nào người dân nên yên tâm. Tất cả đã có cơ quan chức năng giải quyết, mọi chuyện đúng sai thế nào phải đợi kết luận mới”, bà Mây nói.
Để lấy lại niềm tin trong nhân dân, nhà trường đã quyết định từ nay sẽ cho cha mẹ trực tiếp kiểm tra thực phẩm nấu ăn cho trẻ mỗi khi tới trường, từ đó họ yên tâm hơn trong công tác chăm sóc trẻ tại lớp.