Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình: 'TH đã thành công'

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Tham dự lễ khởi công Dự án Chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao tại An Giang của tập đoàn TH sáng 27/2, Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình đánh giá: Sự kiện thể hiện dấu mốc mới trên lộ trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao của An Giang và cả vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là bước đi vững chắc của TH trên con đường vì sức khỏe cộng đồng.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại sự kiện khởi công Dự án sữa TH tại An Giang.
Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình phát biểu tại sự kiện khởi công Dự án sữa TH tại An Giang.

Dự án sữa mới của TH tại xã Vĩnh Gia và Vĩnh Phước, huyện biên giới Tri Tôn, tỉnh An Giang có tổng mức đầu tư 2.655 tỷ đồng trên diện tích 178,4 ha. Khi đi vào vận hành, đây là dự án chăn nuôi bò sữa tập trung công nghệ cao với quy trình khép kín lớn nhất khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL): Quy mô đàn bò nuôi tập trung là 10.000 con, nhà máy chế biến sữa tươi sạch công suất 135 tấn/ngày.

“Quy mô lớn nhất khu vực Đồng bằng sông Cửu Long”

An Giang là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, nằm giữa sông Tiền và Sông Hậu; là Trung tâm kinh tế thương mại kết nối 3 thành phố lớn là: Hồ Chí Minh, Cần Thơ và Phnompenh - Campuchia. An Giang có nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi để có thể phát triển nông nghiệp và xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình: 'TH đã thành công' ảnh 1

Phối cảnh Trang trại bò sữa công nghệ cao tập trung và khép kín được đánh giá là “lớn nhất khu vực Đồng bằn sông Cửu Long” của TH tại An Giang.

Thế nhưng đến nay dư địa phát triển nông nghiệp của tỉnh này còn rất lớn nhất là trong ngành chăn nuôi bò sữa. Nhiều năm qua ngành này của An Giang chưa phát triển đúng tiềm năng vì nhiều lý do, chủ yếu là chăn nuôi nhỏ lẻ ở các nông hộ.

Chính vì vậy, như nhận định của Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, “mô hình chăn nuôi bò sữa của TH sẽ trở thành mô hình điển hình, có quy mô lớn nhất ĐBSCL. Khi thành công, mô hình này sẽ góp phần và đồng hành với Chính phủ hoàn thành mục tiêu 500.000 con bò sữa trên cả nước sớm hơn 5 năm so với Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”.

Phó Thủ tướng cũng chỉ đạo chính quyền tỉnh An Giang tạo điều kiện thuận lợi cho tập đoàn TH thực hiện, xây dựng thành công dự án, góp phần tăng số lượng chất lượng nguồn cung sữa tươi cho khu vực ĐBSCL và hướng tới xuất khẩu, tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương.

Điều này cũng chính là một trong những mục tiêu chủ chốt của TH khi khởi dựng dự án tại An Giang.

“Chúng tôi sẽ đưa người nông dân đi theo chuỗi khép kín, trồng nguyên liệu thức ăn cho bò sữa. Tôi được nghe chị Ánh Xuân- Bí thư Tỉnh ủy kể chuyện người nông dân nơi đây chăm chỉ chịu khó, nuôi bò có những lúc bò bệnh, bà con mắc màn cho bò nằm để tránh bệnh, tránh muỗi, tôi nghe mà cảm động rơi nước mắt… Tôi cam kết cụm trang trại chăn nuôi bò sữa TH sẽ đưa người nông dân rất yêu quý nuôi bò ấy đi theo cùng TH, xóa đói giảm nghèo bền vững cho bà con” – Bà Thái Hương, Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược Tập đoàn TH chia sẻ trước sự chứng kiến của các quan khách và đông đảo người dân tham dự lễ khởi công.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình: 'TH đã thành công' ảnh 2

Bà Thái Hương (Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng Chiến lược tập đoàn TH) cam kết xóa đói giảm nghèo bền vững cho người dân vùng dự án.

“TH đã thành công”

Tập đoàn TH đã thành công với dự án sữa tươi sạch được triển khai từ năm 2009: Sở hữu trang trại bò sữa lớn nhất châu Á với quy mô hơn 45.000 con tại Nghĩa Đàn, Nghệ An; Nhà máy chế biến sữa lớn nhất Đông Nam Á; tiên phong trong cách mạng sữa tươi sạch và chiếm 40% thị trường trong phân khúc sữa tươi. Hiện Tập đoàn tiếp tục phát triển hệ thống trang trại bò sữa ra các tỉnh thành của Việt Nam.

Với sự xuất hiện của TH, sau 10 năm, tổng đàn bò sữa Việt Nam đã tăng từ 41.000 con năm 2001 lên hơn 335.000 con năm 2020. Tổng sản lượng sữa tươi sản xuất hàng năm tăng hơn 17 lần, từ 64.000 tấn năm 2001 lên trên 1,1 triệu tấn năm 2020. Tỷ lệ sữa bột nhập khẩu từ 92% tại thời điểm sự cố melamine được phát hiện năm 2008 đã giảm xuống chỉ còn 60% năm 2018.

“Trong 10 năm qua, TH đã có những đóng góp nổi bật cho nền nông nghiệp Việt Nam với tư cách là doanh nghiệp tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, đánh thức tiềm năng của đồng đất quê hương, đặc biệt là các vùng đất còn nhiều khó khăn, các vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, trở thành một thương hiệu quốc gia, một niềm tự hào của nông nghiệp Việt Nam khi bước ra thị trường thế giới” – Phó Thủ tướng phát biểu.

“Thị trường thế giới” mà ông Trương Hòa Bình nhắc tới chính là dự án đầu tư 2,7 tỷ USD vào Liên bang Nga của tập đoàn TH. Đó còn là việc TH là doanh nghiệp đầu tiên được cấp mã số xuất khẩu chính ngạch các sản phẩm sữa tươi vào thị trường lớn nhất thế giới Trung Quốc; xuất khẩu các sản phẩm đồ uống tốt cho sức khỏe tới thị trường Mỹ, dự án nông nghiệp lớn tại Úc,…

“Có thể nói, TH đã thành công” – Phó Thủ tướng nhìn nhận – “TH và mô hình điển hình về tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam thành công trong hội nhập quốc tế sâu rộng của nước ta. Thành công của TH đã giúp nhiều doanh nghiệp cùng ngành nghề bắt đầu nhận ra sự tất yếu của con đường sữa tươi sạch, đầu tư nghiêm túc vào chăn nuôi đàn bò sữa tập trung công nghệ cao để tạo ra dòng sữa tươi thật”.

Ứng dụng quy trình khép kín và công nghệ cao từ Cụm trang trại đạt Kỷ lục Thế giới

Năm 2015, Trang trại TH tại Nghĩa Đàn – Nghệ An đã xác lập Kỷ lục Trang trại chăn nuôi bò sữa tập trung quy mô lớn nhất châu Á.

Tháng 12.2020 vừa qua, cụm trang trại TH tại Nghệ An lại được Liên minh Kỷ lục Thế giới (World Records Union - Worldkings) xác nhận kỷ lục thế giới: “Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín có quy mô lớn nhất thế giới”. Đó là nhờ cụm trang trại sở hữu chuồng trại lớn và hiện đại tiêu chuẩn tiên tiến hàng đầu thế giới, áp dụng công nghệ 4.0 và thiết bị hiện đại trong tất cả các khâu của quy trình khép kín (trong đó sử dụng chip điện tử kiểm soát thức ăn, thú y, động dục...).

Dự án sữa TH đã được mở rộng ra nhiều tỉnh thành, trong đó có Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Phú Yên, Kon Tum và nay là An Giang.

Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình: 'TH đã thành công' ảnh 3

Trang trại bò sữa TH tại Nghệ An đã xác lập kỷ lục thế giới: “Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín có quy mô lớn nhất thế giới”.

Tại An Giang, mô hình chăn nuôi tập trung, ứng dụng công nghệ cao, quy trình khép kín và tinh hoa khoa học quản trị từ Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa đạt kỷ lục thế giới của TH tại Nghệ An tiếp tục được ứng dụng với quy trình khép kín và sự chăm chút tỉ mỉ để tạo ra những ly sữa đạt chuẩn quốc tế. Cụm trang trại của TH tại An Giang cũng sẽ được thiết kế và vận hành với công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới như: Quy trình chăn nuôi, quản lý đàn bò, chuồng trại sử dụng hệ thống quản lý bò sữa tiên tiến Afimilk (Israel); Quy trình quản lý dịch bệnh, thú y của New Zealand; Quy trình, thiết bị xử lý nước, chất thải của Nhật, Israel, Hà Lan…

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.