Phong trào graffiti tại Bắc Kinh

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Leo lên đường ray xe lửa và lẻn vào tàu điện ngầm để tìm các ngóc ngách cho tác phẩm graffiti mới của mình, một nghệ sĩ đường phố Bắc Kinh với biệt danh Wreck cho biết cần có can đảm và may mắn để theo đuổi sở thích của mình trong một thành phố đầy rẫy camera giám sát và cảnh sát tuần tra.
Một tác phẩm graffiti của Wreck tại Bắc Kinh. Ảnh: SCMP
Một tác phẩm graffiti của Wreck tại Bắc Kinh. Ảnh: SCMP

“Tôi thích vẽ ở những nơi đầy thử thách,” người đàn ông 30 tuổi đeo kính cận cao lêu nghêu và buộc tóc đuôi ngựa nói.

Những nơi gây hứng thú cho Wreck bao gồm các địa danh của Bắc Kinh như trụ sở đài truyền hình CCTV và khu mua sắm Nanluoguxiang, những nơi có lượng người đông đúc vào ban ngày nhưng yên tĩnh vào ban đêm.

“Có những lễ hội graffiti nơi các nghệ sĩ vẽ trong các khu vực được chỉ định. Nhưng làm việc theo cách không có áp lực như vậy là hoàn toàn vô nghĩa”, Wreck cho biết.

Phong trào graffiti tại Bắc Kinh ảnh 1

Một tác phẩm graffiti của Wreck tại Bắc Kinh. Ảnh: SCMP

Là thành viên của nhóm KTS (Kill the Streets), Wreck mới chỉ bị phạt hai lần vì làm ô uế tài sản công mặc dù anh đã vẽ graffiti từ khi còn học trung học.

“Khoản tiền phạt vẽ lên tường rơi khoảng 2.000 nhân dân tệ”, anh nói. “Bạn có thể thương lượng với cảnh sát, nói rằng bạn chỉ vẽ linh tinh và không làm gì có tính chất chống đối. Cảnh sát sẽ thả bạn đi thay vì bị giam giữ”.

Cựu nghệ sĩ graffiti Yang Xuan, 31 tuổi, hiện đang làm nghệ nhân gốm, cho biết anh chưa bao giờ nghe nói về việc ai đó bị bắt vì vẽ graffiti ở Trung Quốc.

“Nhưng các nhân viên vệ sinh có thể nhanh chóng xóa bỏ tác phẩm của chúng tôi. Trong những ngày bình thường, khi không có sự kiện lớn nào của chính phủ, các bức vẽ có thể tồn tại từ một đến hai tháng. Một số tác phẩm biến mất vào ngày hôm sau", Yang Xuan nói.

Bị say mê bởi sự vô thường của nghệ thuật đường phố, ông Liu Yuansheng, 67 tuổi, bắt đầu chụp ảnh graffiti ở Bắc Kinh vào cuối những năm 1990, sự say mê này giúp ông làm quen được với hàng chục nghệ sĩ graffiti, những người sẽ mách ông trước mỗi khi có thứ gì đó sắp được vẽ.

Phong trào graffiti tại Bắc Kinh ảnh 2

Liu Yuansheng, người bắt đầu chụp ảnh graffiti ở Bắc Kinh vào cuối những năm 1990. Ảnh: Beijing Graffiti

Làm việc với tư cách là biên tập viên cấp cao cho một tạp chí nhà nước trước khi nghỉ hưu vào năm 2014, ông Liu dành phần lớn thời gian rảnh rỗi đi khắp các con hẻm ở Bắc Kinh để tìm hình vẽgraffiti. Hơn 300 bức ảnh của ông đã được tập hợp thành một cuốn sách tiếng Anh mang tên "Beijing Graffiti" và vừa được nhà xuất bản Schiffer ở Mỹ phát hành.

Năm 2017, ông Liu đã chi 18.000 nhân dân tệ để xuất bản 2 cuốn sách ảnh graffiti với tổng cộng 400 ấn bản. Năm 2019, ông đã tài trợ cho cuốn sách ảnh thứ ba.

“Chụp ảnh graffiti giống như sưu tập tem đối với tôi. Tôi nhận được càng nhiều tem càng tốt. Các tác phẩm graffiti có bản chất là phù du. Bằng cách chụp lại chúng, chúng có thể tồn tại mãi mãi”, ông Liu chia sẻ.

Phong trào graffiti tại Bắc Kinh ảnh 3

Một tác phẩm graffiti trong một bãi đỗ xe ở Bắc Kinh của họa sĩ 0528. Ảnh: Liu Yuansheng

Tom Dartnell, một cựu nghệ sĩ graffiti đến từ Vương quốc Anh cho rằng graffiti được phát triển tốt hơn ở Trung Quốc so với ở phương Tây. “Ở Anh, cảnh sát thực sự truy lùng các nghệ sĩ graffiti. Tôi biết một người đã vào tù 18 tháng chỉ vì vẽ lên tường".

Cuốn sách "Beijing Graffiti" bao gồm những tác phẩm của nghệ sĩ graffiti đầu tiên ở Trung Quốc, Zhang Dali, người chuyển từ Bắc Kinh đến Ý vào năm 1989. Sau khi thấm nhuần nghệ thuật truyền thống phương Tây, Zhang trở lại Bắc Kinh vào năm 1995 và bắt đầu vẽ lại khuôn mặt của chính mình lên các tòa nhà sắp bị phá dỡ. Khoảng 2.000 tác phẩm của Zhang thường được gắn thẻ “AK-47”, được coi là một lời cảnh báo cho vấn nạn đô thị hóa.

"Beijing Graffiti" có vô số phong cách kết hợp cả văn hóa đại chúng phương Tây và họa tiết Trung Quốc bao gồm rồng, gấu trúc,... Các tác phẩm xuất hiện trên các thân cây, tường bãi đỗ xe, dầm cầu, cửa chớp, các tòa nhà sắp phá dỡ, bất kỳ nơi nào cách xa các camera an ninh của Bắc Kinh.

Phong trào graffiti tại Bắc Kinh ảnh 4

Một tác phẩm graffiti của các nghệ sĩ 0528 và Soos ở Bắc Kinh. Ảnh: Liu Yuansheng

Nhiều người vẽ graffiti ở Bắc Kinh là vận động viên trượt ván, những người đam mê văn hóa hip hop và đường phố.

Chính quyền thành phố Bắc Kinh đôi khi đã kết hợp loại hình nghệ thuật này vào thiết kế đô thị, thậm chí dành một không gian tường cho sinh viên vẽ những bức tranh tường để thể hiện lòng yêu nước trước Thế vận hội 2008 và chỉ định các khu vực tại quận Hải Điến làm khu graffiti.

Graffiti dần đem lại nguồn thu cho các nghệ sĩ Trung Quốc. Nhiều người sáng tạo ra các thiết kế cho những thương hiệu thể thao, nhà hàng và các điểm mua sắm khác.

Theo Yang Xuan, các tác phẩm "ngầm" như của Wreck tuy có thô sơ và bất hợp pháp hơn, nhưng nó vẫn giữ được các yếu tố cốt lõi của graffiti.

Wreck cho biết việc thành phố Bắc Kinh ngày càng phát triển hơn có nghĩa là anh ngày càng có ít cơ hội theo đuổi đam mê của mình. “Thời điểm tốt nhất cho graffiti là vào khoảng đầu những năm 2010 khi thành phố rải rác các công trường xây dựng. Bây giờ, những khu phố cao cấp với những công trình kiến ​​trúc bằng kính ở khắp mọi nơi. Graffiti không phù hợp với môi trường như vậy".

Về phần mình, Yang Xuan cho biết anh đã ngừng vẽ graffiti vào năm 2014 vì sợ bị cảnh sát bắt. Yang cho biết các thành phố như Quảng Châu, Vũ Hán và Thành Đô là những mảnh đất mới cho các nghệ sĩ graffiti Trung Quốc.

Một nghệ sĩ 30 tuổi đến từ Thành Đô cho biết phong trào vẽ graffiti tại đây phát triển mạnh mẽ bởi vì tốc độ phát triển đô thị chậm hơn, ít sự kiểm soát của chính quyền hơn và nhiều chuẩn mực xã hội tự do hơn.

“Khi di chuyển từ các tuyến đường trên cao, mọi người có thể nhìn thấy rất nhiều mái nhà rải rác các tác phẩm graffiti đầy màu sắc. Một số tác phẩm của tôi vẫn còn đó sau 4 hoặc 5 năm", nghệ sĩ đường phố hào hứng nói.

Theo SCMP
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.