Phóng viên Nhật bị bắt cóc tại Syria cúi đầu nhận lỗi trước công chúng

(Ngày Nay) - Phóng viên Nhật Bản Jumpei Yasuda - người được phóng thích sau 3 năm bị giam giữ ở Syria và  đã trở về Nhật Bản hồi tháng trước, tuyên bố không giữ bất kỳ mối hận thù nào đối với chính phủ Nhật Bản về việc ông bị giam giữ.

Phóng viên Nhật bị bắt cóc tại Syria cúi đầu nhận lỗi trước công chúng

Phóng viên người Nhật đã bị bắt cóc làm con tin vào tháng 6 năm 2015 bởi một chi nhánh của tổ chức khủng bố al-Qaeda được biết đến với tên gọi Mặt trận Nusra ngay sau khi ông này vượt qua biên giới Thổ Nhĩ Kỳ-Syria.

Ông Yasuda đến Syria để tìm hiểu về cuộc chiến đang tàn phá đất nước này. Mặt trận Nusra sau khi bắc cóc con tin người Nhật Bản đã quay các video ghi lại hình ảnh ông Yasuda và yêu cầu 10 triệu USD tiền chuộc.

"Tôi tin rằng các quan chức chính phủ đã làm tất cả những gì họ có thể", ông Yasuda phát biểu trong một cuộc họp báo tại Câu lạc bộ Báo chí quốc gia Nhật Bản ở Tokyo, tờ Japan Times đưa tin hôm thứ Sáu tuần trước.

"Tôi nợ một lời xin lỗi đối với tất cả những người đã cố hết sức để bảo đảm việc tôi được phóng thích và tôi rất biết ơn tất cả những nỗ lực này. Tôi thực sự xin lỗi vì đã gây nguy hiểm cho chính phủ", ông Yasuda nói thêm.

Nói về những lời chỉ trích rằng ông nên chịu trách nhiệm cá nhân về vụ bắt cóc của mình vì đã tự nguyện xâm nhập vùng chiến sự, phóng viên này đã đứng ra nhận trách nhiệm.

"Bạn tiến vào các khu vực xung đột với trách nhiệm của riêng mình và bạn chỉ có thể đổ lỗi cho bản thân nếu có điều gì đó xảy ra với bạn", ông Yasuda nói thêm rằng ông vẫn đang hồi phục sau những sự kiện đau thương mà ông chịu đựng khi bị giam giữ.

Trong vài tháng đầu tiên bị giam giữ, Yasuda được phép xem truyền hình và dùng các đặc sản địa phương dưới sự giám sát của những kẻ khủng bố, có lẽ vì chúng tin rằng chính quyền Tokyo sẽ đáp ứng yêu cầu đòi tiền chuộc. Tuy nhiên, sau đó ông Yasuda được thông báo rằng Tokyo đã ngừng đàm phán.

"Trong thời gian đó, tôi luôn cho rằng chính phủ đang cố gắng kéo dài thời gian", ông nói.

Suốt thời gian bị giam giữ trong vòng 40 tháng, ông đã bị chuyển đến nhiều địa điểm giam giữ cùng với các con tin khác, bao gồm một người Pakistan và người Italia. Giống như Yasuda, những kẻ khủng bố cũng quay các video ghi cảnh các con tin cầu xin được giúp đỡ.

Theo Yasuda, ông thường bị buộc phải nghe những con tin khác bị tra tấn và sau đó bị giam trong một căn phòng nơi ông không được phép bước vào. Ông tiết lộ rằng mình đã được đưa trước kịch bản và phải ăn ớt để có thể chảy nước mắt khi quay video gửi tới chính phủ Nhật Bản.

"Họ đảm bảo với tôi rằng họ sẽ không giết tôi," ông Yasuda cho biết.

Vào ngày 22/10, những kẻ bắt cóc nói với Yasuda rằng ông có thể về nhà và ngày hôm sau chúng đưa ông đến một địa điểm ở miền Nam Thổ Nhĩ Kỳ và phóng thích con tin người Nhật Bản.

Cho đến ngày nay, Yasuda không biết tại sao mình lại được thả.

Khi được hỏi liệu ông có bao giờ quay trở lại Syria hay các nước trong khu vực để tiếp tục làm việc với tư cách phóng viên hay không, Yasuda trả lời: "Tôi đi đến những nơi như vậy khi tôi muốn nhận thông tin, khi tôi có những câu hỏi", vai trò của các nhà báo tại các khu vực xung đột là không thể thiếu, "khi họ quan sát các sự kiện từ góc độ nội bộ.

"Tôi vẫn muốn tìm hiểu thêm về Syria và truyền đạt tiếng nói của những người sống ở đó", ông Yasuda nói.

Theo Sputnik

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.