Ông Trần Văn Thủy (48 tuổi) một trong số những người đứng ra làm cây cầu chia sẻ: "Cầu được xây dựng từ năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng, có chiều dài hơn 700m và rộng 1,5m. Vật liệu chính của cầu là những tấm ván gỗ làm từ thân cây phi lao. Thành cầu làm bằng những thân tre già".
Nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) với thị xã Sông Cầu, cầu Ông Cọp được làm chủ yếu từ gỗ và tre, duy chỉ có các đinh tán được làm bằng sắt. Vì sở hữu vẻ đẹp mộc mạc nhưng rất hữu tình đồng thời nằm ở vị trí rất gần quốc lộ 1A và ghềnh Đá Dĩa (khoảng 8km) nên cây cầu được nhiều phượt thủ lựa chọn là điểm dừng chân lý tưởng.
"Đợt bão năm 2017 vừa qua, cầu bị sập hoàn toàn chúng tôi phải tự góp tiền và xây mới lại. Cây cầu này trước giờ là tư nhân hoàn toàn, xuất phát từ mong muốn giúp đỡ người dân dễ dàng hơn trong việc đi lại cũng như giao thương giữa các xã trong huyện nên chúng tôi xây nên cây cầu này" - ông Thủy cho biết thêm.
Phí qua cầu mỗi lượt, người đi bộ trả 1.000 đồng, người đi xe hai bánh trả 3.000 đồng, chở thêm hàng hóa là 5.000 đồng. Nhiều người tận dụng con đường tắt này để rút ngắn thời gian tiếp cận các điểm du lịch Phú Yên như: Ghềnh Đá Dĩa, bãi Xép, hòn Yến...
Ông Trần Văn Thủy (48 tuổi) một trong những người đứng ra xây nên cây cầu |
Hiện nay, cầu Ông Cọp là một trong những cây cầu gỗ hiếm hoi còn lại của tỉnh Phú Yên và là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam. Cây cầu không chỉ là con đường cho dân cư địa phương đi lại, cầu Ông Cọp còn là điểm đến thú vị cho các bạn trẻ và dân đi bụi, các tay
Theo Lao động