Phục dựng 54 gương mặt hoàng đế La Mã nhờ công nghệ AI

Gương mặt của các hoàng đế La Mã như Caligula, Nero và Hadrian được phục dựng hết sức chân thực nhờ đồ họa kỹ thuật số.
Gương mặt của hoàng đế Caligula do AI phục dựng. - Ảnh: Daniel Voshart.
Gương mặt của hoàng đế Caligula do AI phục dựng. - Ảnh: Daniel Voshart.

Các đặc điểm của những hoàng đế xa xưa được lưu lại qua hàng trăm bức tượng điêu khắc, nhưng ngay cả tác phẩm chi tiết nhất cũng không thể mô tả chính xác diện mạo của họ khi còn sống. Nhà điện ảnh học và chuyên gia thiết kế thực tế ảo Daniel Voshart sử dụng phương pháp học máy, thuật toán vi tính học hỏi qua kinh nghiệm trong mạng lưới để khám phá chân dung thực sự của các hoàng đế La Mã.

Trong mạng lưới mang tên Artbreeder, thuật toán phân tích khoảng 800 tượng bán thân để lập mô hình hình dáng gương mặt, ngũ quan, tóc và da giống như người thật, sau đó bổ sung thêm màu sắc. Voshart cũng điều chỉnh những mô hình Artbreeder bằng phần mềm Photoshop, bổ sung chi tiết lấy từ mặt đồng xu, tác phẩm nghệ thuật và sử sách.

Theo Voshart, bức tượng bán thân điêu khắc đẹp và nguyên vẹn với các đặc điểm gương mặt tiêu chuẩn sẽ dễ cho kết quả hơn. Ngược lại, bộ dữ liệu bao gồm tượng điêu khắc bị phá hủy hoặc vẽ trong điều kiện ánh sáng kém sẽ cho hình ảnh không chân thực.

Những tượng bán thân mà Voshart thường dùng làm nguồn cơ bản được đẽo khi hoàng đế vẫn còn sống hoặc là tác phẩm của thợ điêu khắc có tay nghề. Về màu da, Voshart cung cấp cho Artbreeder ảnh tham chiếu có màu, hoặc để hệ thống tự "đoán" cách phân bố các tông màu để bề mặt mô hình trông giống da người thật.

Việc xem xét tất cả tác phẩm nghệ thuật và tài liệu tham chiếu về các hoàng đế kéo dài khoảng hai tháng. Trung bình mỗi chân dung mất khoảng 15 - 16 giờ để thực hiện. Ví dụ, đối với hoàng đế Caligula, người trị vì từ năm 37 đến 41, Voshart điều chỉnh mô hình Artbreeder với những mô tả từ bài báo xuất bản năm 1928 trên tạp chí Studies in Philology. Nero, hoàng đế cai trị từ năm 54 đến 68, có xương hàm bạnh, da có tàn nhang và gương mặt ở mức ưa nhìn thay vì quyến rũ.

Theo Vnexpress
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.