Phương pháp chỉnh sửa gene để điều trị ung thư được đưa vào thử nghiệm

(Ngày Nay) - Phương pháp chỉnh sửa gene CRISPR xóa bỏ 3 gene gây ảnh hưởng đến khả năng chữa bệnh của các tế bào và thêm vào 1 gene khác để hỗ trợ diệt tế bào ung thư.

Ngày 6/11, các bác sĩ Mỹ đã tuyên bố lần đầu tiên thử nghiệm công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR trong điều trị ung thư. Tuy nhiên, hiện chưa thể khẳng định liệu công nghệ mới này có gia tăng cơ hội sống cho các bệnh nhân hay không. 

Theo phóng viên TTXVN tại New York, các bác sĩ đã lấy tế bào của hệ thống miễn dịch trong máu bệnh nhân và chỉnh sửa gene để các tế bào này nhận ra và chống lại các tế bào ung thư, đồng thời gây ra ít phản ứng phụ nhất và hoàn toàn có thể kiểm soát được. Phương pháp này xóa bỏ 3 gene gây ảnh hưởng đến khả năng chữa bệnh của các tế bào và thêm vào một gene khác để hỗ trợ diệt tế bào ung thư.

Các bác sĩ đã điều trị cho 3 bệnh nhân, trong đó 2 bệnh nhân mắc bệnh đa u tủy xương (multiple myeloma)- một dạng ung thư máu- và bệnh nhân thứ 3 mắc chứng sarcoma- một loại ung thư mô mềm. Sau 3 tháng thử nghiệm, kết quả bệnh tình của bệnh nhân thứ nhất tiếp tục tiến triển xấu, nhưng bệnh nhân thứ 2 lại khá ổn định. Bệnh nhân thứ 3 mới được điều trị bằng phương pháp này nên chưa thể đưa ra nhận định.

Các bác sĩ dự định sẽ điều trị bằng công nghệ này cho khoảng 15 bệnh nhân nữa, sau đó sẽ có đánh giá về mức độ an toàn cũng như hiệu quả của phương pháp mới này.

Phương pháp chỉnh sửa gene để điều trị ung thư được đưa vào thử nghiệm ảnh 1

(Nguồn: nbcnews.com)

Báo điện tử Chính Phủ dẫn lời Trưởng nhóm nghiên cứu dự án trên, bác sĩ Edward Stadtmauer thuộc Đại học Pennsylvania từ hãng tin NBC cho biết, thử nghiệm này là bằng chứng cho thấy hoàn toàn có thể thực hiện chỉnh sửa gene của các tế bào một cách an toàn. Đến nay, các tế bào được chỉnh sửa gene đưa vào cơ thể các bệnh nhân thử nghiệm vẫn ổn và nhân lên như dự tính.

Bác sĩ chuyên điều trị ung thư Aaron Gerds thuộc viện Cleveland cho biết, các phương pháp trị liệu tế bào đối với ung thư máu hiện cũng cho kết quả tích cực, và công nghệ chỉnh sửa gene này có thể sẽ giúp cải thiện cả các phương pháp trị liệu tế bào.

Chỉnh sửa gene CRISPR là phương pháp thay đổi ADN vĩnh viễn nhằm tấn công vào tận gốc rễ của bệnh, cắt ADN ở một điểm nhất định. Công nghệ này từ lâu đã được sử dụng trong các phòng thí nghiệm và hiện đang được thử nghiệm điều trị cho bệnh nhân. Công nghệ điều chỉnh gien này không nhằm làm thay đổi ADN trong cơ thể con người. Thay vào đó, tế bào của người bệnh được lấy ra, chỉnh sửa và đưa trở lại vào cơ thể người bệnh để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Trước đó, các nhà khoa học Trung Quốc đã thử điều trị ung thư cho người bệnh bằng phương pháp này nhưng đây là lần đầu tiên việc thử nghiệm được tiến hành ở Mỹ.

TIN LIÊN QUAN
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.