Putin rút quân khỏi Syria: Giờ ai mới là người sa lầy?

Quyết định rút quân của Putin không chỉ là động thái bảo vệ cho chính phủ Assad mà còn làm cho Mỹ bị lột trần một cách "bẽ bàng" hình hài thật sự ở Syria.
Putin rút quân khỏi Syria: Giờ ai mới là người sa lầy?

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ra lệnh cho Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu bắt đầu tiến hành việc rút quân khỏi Syria, kể từ ngày 15/3.

Mặc dù ra lệnh rút quân nhưng ông Putin cũng khẳng định, Nga sẽ vẫn duy trì căn cứ quân sự ở Syria cũng như các lực lượng cần thiết để bảo vệ căn cứ này. Lệnh rút quân trước đó cũng đã nhận được sự chấp thuận của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Trước đó vào hôm thứ hai Tổng thống Putin và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã có cuộc hội đàm qua điện thoại, theo đó hai nhà lãnh đạo đều kêu gọi "tăng cường các tiến trình cho một giải pháp chính trị dứt điểm" cho cuộc xung đột ở Syria.

Nhà Trắng cho biết Tổng thống Obama hoan nghênh việc giảm thiểu bạo lực kể từ khi lệnh ngừng bắn bắt đầu có hiệu lực nhưng ông cũng nhấn mạnh "một chuyển đổi chính trị là điều cần thiết để chấm dứt bạo lực ở Syria."

Putin rút quân khỏi Syria: Giờ ai mới là người sa lầy? ảnh 1

Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc họp với Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu (phải).

Các nguồn tin cho biết, phương tây tỏ ra hết sức bất ngờ với quyết định của ông Putin nhưng cảm thấy hoài nghi và thận trọng trước điều này. "Chúng tôi sẽ phải chờ đợi xem mục đích thực sự của ông Putin là gì. Ông ấy vẫn thường xuyên có những quyết định bất ngờ trong quá khứ và không phải lúc nào nó cũng giống như những gì chúng ta thấy". Một thành viên đàm phán hòa bình tại Geneva nói với tờ The Guardian.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga, Sergei Shoigu cho biết, sau 5 tháng tiến hành không kích tại Syria, Nga đã tiêu diệt 2.000 quân nổi dậy, 17 chỉ huy hiện trường. Ngoài ra có 200 cơ sở dầu của IS đã bị tấn công, 400 khu định cư đã được thiết lập, 10.000 km2 lãnh thổ được giải phóng và các tuyến đường chính cung cấp máy bay chiến đấu nổi loạn từ Thổ Nhĩ Kỳ đã bị cắt đứt.

Động thái của ông Putin được cho là một một sự "nhún nhường" hợp lý cho sự bắt đầu của cuộc đàm phán hòa bình mới ở Syria.

Trước đó, một trong những vấn đề được quan tâm trong cuộc đàm phán là số phận của Tổng thống Syria al-Assad. Tuy nhiên, một ngày trước thềm đàm phán, Ngoại trưởng Syria Walid al-Muallem cho biết, chính phủ Syria sẽ không chấp nhận đối thoại về số phận của Tổng thống đương nhiệm al-Assad. Điều này khiến kết quả cuộc hòa đàm tại Geneva lần này trở nên mong manh.

Putin rút quân khỏi Syria: Giờ ai mới là người sa lầy? ảnh 2

Quyết định rút quân của ông Putin là để cứu chính phủ Assad?

Trong khi đó, Ủy ban đàm phán cấp cao của phe đối lập chính của Syria nói rằng quá trình chuyển đổi chính trị tại Syria chỉ có thể bắt đầu khi ông Assad hoặc không còn là Tổng thống Syria hoặc là chết.

Nga cho rằng hành động rút quân một cách bất ngờ của mình sẽ đủ để giúp cho chế độ của Assad không thể sụp đổ.

Salim al-Muslat, phát ngôn viên của Ủy ban đàm phán cấp cao phe đối lập cho biết. "Bước đi này được xem là khá quan trọng và Nga đang dùng điều này để giúp duy trì sự tồn tại của chính phủ Assad."

James Jay Carafano, chuyên gia nghiên cứu chính sách quốc phòng và đối ngoại thuộc Quỹ Di sản, nhận định rằng quyết định rút quân của ông Putin là một chiến lược ngoại giao khôn khéo, khi quyết định rút quân của ông được đưa ra rất hợp thời, hợp lý, mang lại những tác động tích cực cho cuộc chiến ở Syria.

Mặc dù IS vẫn còn hiện diện khá mạnh ở Syria và Nga chưa làm được như những gì nước này cam kết ban đầu, tuy nhiên trước những điều kiện cho một giải pháp hòa bình ở Syria và bảo vệ tương lai cho chế độ của ông Assad, ông Putin đã cân nhắc lựa chọn bảo vệ cho chính phủ mà mình hậu thuẫn.

Trước thông tin từ Kremlin, Nhà Trắng đưa ra một phản ứng thận trọng với tuyên bố của ông Putin khi nói rằng nó sẽ chờ đợi "để xem chính xác những ý định của Nga là gì".

Putin rút quân khỏi Syria: Giờ ai mới là người sa lầy? ảnh 3

Mỹ lại đi sau Nga một bước?

Ông Putin khẳng định động thái này của Nga sẽ gửi một "tín hiệu tốt" cho các bên trong cuộc xung đột, giúp nâng cao sự tin tưởng và đảm bảo như một liều "kích thích" cho các cuộc đàm phán hòa bình.

Các nhà phân tích quân sự đánh giá cao sự can thiệp của Nga 5 tháng qua khi đã giúp đẩy lùi một cách hiệu quả phiến quân nổi dậy và lực lượng khủng bố IS, củng cố lại vị thế của ông Assad khi đó đang trên bờ vực thẳm của sự sụp đổ.

Trong khi Nga liên tục đưa ra những quyết sách hợp lý và đúng đắn trên chiến trường Syria khi vừa thành công trong các hoạt động không kích vừa có những quyết định rút quân hợp lý thì Mỹ dường như vẫn đang loay hoay ở khu vực Trung Đông bằng những đường lối không mang nhiều giá trị. Niềm tin của đồng minh và các lực lượng đối lập được Mỹ hậu thuẫn cũng đang ngày một lung lay.

Nga đã nhận ra, để duy trì được giải pháp ổn định lâu dài sẽ không phải là bằng những biện pháp quân sự mà đòi hỏi một sự "già dặn, chín chắn" khi quyết định sẽ là người rút lui đầu tiên mà không cần cố gắng tranh chấp thiệt hơn với Mỹ.

Điều này khiến cho hình ảnh của Mỹ vốn đã u tối lại càng bị xóa nhòa bởi hào quang chiến thắng của ông Putin. Mỹ đã từng hả hê khi cho rằng Nga rồi sẽ sa lầy tại Syria, nhưng cuối cùng ông Putin lại cho thấy rằng chính Washington mới là người "há miệng mắc quai" ngay lúc này.

Giới quan sát nhận định rằng, Mỹ và các đồng minh cần phải biết học theo cách làm đầy khôn khéo của ông Putin - biết khởi động và biết dừng đúng lúc, trong khi đó Nga vẫn đảm bảo tất cả mục đích ban đầu mà nước này hướng tới khi đặt chân vào chiến trường Syria đó là phô trương sức mạnh.

"Không ai muốn đối phó với Nga sau những gì nước này làm được trong cuộc xung đột ở Ukraine, và mục tiêu của chiến dịch Syria chính là để củng cố thêm điều này một lần nữa" nhà phân tích quân sự độc lập Alexander Golts nói. "Nga đã đạt được những mục đích mong muốn trong việc khiến phương tây phải e dè sức mạnh của mình trong khi Nga chỉ phải chịu những tổn thất nhỏ nhất. Tôi nghĩ rằng đó là một chiến thuật thành công rực rỡ".

Minh Vương

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.