Quân đội Mỹ bắt sống chuyên gia vũ khí hóa học của IS

Người đứng đầu chương trình vũ khí hóa học của Nhà nước Hồi giáo (IS) đã bị quân đội Mỹ bắt sống, dẫn đến việc không kích các cơ sở hóa học của tổ chức khủng bố này.
Quân đội Mỹ bắt sống chuyên gia vũ khí hóa học của IS

Sleiman Daoud al-Afari đã bị quân đội Mỹ bắt sống hồi tháng Hai sau đợt tập kích gần Tal Afar ở Iraq, nguồn tin tình báo giấu tên mới đây tiết lộ với truyền thông. Y được xác định đã từng có thời điểm làm việc cho chính phủ của cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein.

Tờ New York Post còn nói rằng, Afari bị giam giữ tại một nhà tù ở Erbil, Iraq. Tại đây, y đã khai báo nhiều thông tin giá trị.

Quân đội Mỹ bắt sống chuyên gia vũ khí hóa học của IS ảnh 1

Lá cờ đen của phiến quân Hồi giáo IS.

Afari xác nhận rằng, phiến quân IS đã có khả năng chế tạo đạn pháo chứa chất độc mù tạt. Chuyên gia hóa học của IS được xác định từng làm việc dưới thời cựu Tổng thống Saddam Hussein, trong lĩnh vực vũ khí hóa học và sinh học.

Afari bị bắt cách đây hơn 3 tuần tại Irbil (Iraq) nhưng theo yêu cầu của Bộ Quốc phòng Mỹ, thông tin về ông ta được hoãn công bố vì lo sợ chúng sẽ giúp IS thấy “động” mà chuẩn bị đối phó với các đợt không kích của Mỹ trong thời gian qua.

Các quan chức Mỹ nhiều tháng qua từng khẳng định thông tin, IS có sử dụng vũ khí hóa học và các đợt không kích của Hoa Kỳ đang nhằm vào các cơ sở sản xuất vũ khí này.

Nhờ những thông tin khai thác được từ Al-Bakkar, quân đội Mỹ đã tập trung không kích hiệu quả vào các mục tiêu phục vụ chương trình vũ khí hóa học của IS tại Iraq, trong đó chủ yếu là các nhà máy sản xuất khí độc mù tạt.

Được biết khí mù tạt thường gây phỏng và khó thở. Khí độc này thường không gây ra cái chết cho nạn nhân nhưng dường như IS muốn sử dụng để làm suy yếu đối phương trên chiến trường.

Trước đó ngày 9/3, quan chức người Kurd cáo buộc IS sử dụng vũ khí hóa học chưa xác định ở ngôi làng Taza, thuộc tỉnh Kirkuk, Iraq. Quan chức này cho rằng, Thổ Nhĩ Kỳ đóng vai trò hỗ trợ, cung cấp vũ khí hóa học cho khủng bố.

Đăng Nguyễn

Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
Hải Phòng: Đội ngũ trí thức - nòng cốt, tiên phong trong nhiều hoạt động
(Ngày Nay) - Thành phố Hải Phòng đã có chủ trương cùng nhiều giải pháp, cơ chế, chính sách đặc thù, bố trí kinh phí, cơ sở, vật chất để bảo đảm điều kiện hoạt động cho đội ngũ trí thức. Hải Phòng xác định, đây là một trong những động lực quan trọng để phát triển đất nước và mỗi địa phương.
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
15 học sinh nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm​ tại TP.HCM
(Ngày Nay) - Tối 2/5, thông tin từ Bệnh viện Lê Văn Thịnh, thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, đơn vị này đang điều trị, theo dõi tình hình sức khoẻ của 15 học sinh tại 4 trường tiểu học trên địa bàn nhập viện với các triệu chứng ngộ độc thực phẩm.
Ảnh minh họa
Ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024
(Ngày Nay) - Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành hướng dẫn thanh tra, kiểm tra Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2024. Theo hướng dẫn, đoàn thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo thực hiện thanh tra, kiểm tra việc ban hành văn bản, công tác chỉ đạo, tổ chức kỳ thi của Ban chỉ đạo thi cấp tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thi, Điểm thi và công tác tổ chức thanh tra, kiểm tra thi của Sở Giáo dục và Đào tạo.
Ảnh minh họa
Trẻ em Hàn Quốc dành quá nhiều thời gian cho việc học
(Ngày Nay) -  Theo hãng tin Yonhap, hơn 60% số trẻ em Hàn Quốc dành thời gian cho việc học nhiều hơn mức được khuyến nghị. Đây là kết quả khảo sát do tổ chức phúc lợi trẻ em Childfund Korea tiến hành và công bố ngày 2/5.
Ảnh minh họa
Bắc Bộ và Thanh Hóa cục bộ có mưa to đến rất to
(Ngày Nay) -  Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ chiều tối 2/5 đến ngày 3/5, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to đến rất to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 80mm.
Ảnh minh họa
Tuyển sinh đầu cấp: TP HCM ưu tiên phân bổ học sinh học ở gần nơi cư trú nhất
(Ngày Nay) -  Nhằm tạo thuận lợi trong công tác tuyển sinh đầu cấp, năm học này Thành phố Hồ Chí Minh sẽ ứng dụng Hệ thống thông tin địa lý (bản đồ GIS) trên toàn địa bàn để phân bổ học sinh vào chỗ học gần nhà nhất. Đặc biệt, việc phân bổ chỗ học cho học sinh chủ yếu dựa vào một tiêu chí là "nơi ở hiện tại" thay vì dựa trên nhiều tiêu chí năm học trước.