Quan hệ Mỹ-Hàn rơi và thế khó xử sau vụ rò rỉ tin tình báo

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Các nhà phân tích nhận định chuyến thăm rất được mong đợi của Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol tới Mỹ vào cuối tháng này có thể bị ảnh hưởng bởi vụ rò rỉ tài liệu tình báo cho thấy các quan chức hàng đầu của Seoul thuộc diện bị Washington theo dõi.
Quan hệ Mỹ-Hàn rơi và thế khó xử sau vụ rò rỉ tin tình báo

Những ngày gần đây, chính phủ Mỹ đang ráo riết truy tìm nguồn rò rỉ, sau khi các tài liệu mật bị đăng tải trực tuyến nêu chi tiết quan điểm của các đồng minh Mỹ về cuộc chiến Ukraine-Nga, các vấn đề về Trung Quốc, Trung Đông và châu Phi.

Một tài liệu mà hãng tin Reuters được xem đã đưa ra chi tiết về các cuộc thảo luận nội bộ giữa các quan chức cấp cao của Hàn Quốc về việc Mỹ gây áp lực buộc Seoul phải giúp cung cấp vũ khí cho Ukraine, trong khi chính sách của quốc gia Đông Á này là không xuất khẩu vũ khí cho các nước đang có chiến tranh.

Một quan chức cấp cao tại văn phòng tổng thống Hàn Quốc hôm thứ Hai cho biết chính quyền Seoul sẽ kêu gọi Washington thực hiện "các biện pháp thích hợp" để giải quyết sự cố.

“Yêu cầu này sẽ được thực hiện trên cơ sở tin tưởng lẫn nhau với tư cách là đồng minh”, vị quan chức này cho biết và khẳng định các tài liệu rò rỉ có thể đã bị "biên tập hoặc bịa đặt".

Giáo sư Park Won-gon từ Đại học Nữ sinh Ewha cho biết vụ rò rỉ thông tin tình báo đã “làm mất đi vẻ bóng bẩy của hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Hàn sắp tới”.

“Đây là một tình huống khá xấu hổ đối với Mỹ, khiến Washington càng khó kêu gọi Seoul cung cấp thêm vũ khí cho Ukraine tại hội nghị thượng đỉnh”, ông Park nói.

Tài liệu bị rò rỉ dường như không ghi ngày tháng cho biết Hàn Quốc đã đồng ý bán đạn pháo để giúp Mỹ bổ sung kho dự trữ, nhấn mạnh rằng "người sử dụng cuối cùng" phải là quân đội Mỹ.

Nhưng trong các cuộc họp nội bộ, các quan chức hàng đầu của Hàn Quốc lo lắng rằng Mỹ sẽ chuyển vũ khí sang Ukraine.

“Trớ trêu thay, sự cố rò rỉ này đã loại bỏ một số gánh nặng đối với Hàn Quốc, quốc gia đang cố gắng cân bằng giữa đồng minh truyền thống Mỹ và Nga, một cường quốc hạt nhân hiện diện gần bán đảo Triều Tiên", giáo sư Park nói.

Chính quyền Seoul có quy định không xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia có chiến tranh, chỉ vận chuyển các sản phẩm không gây chết người bao gồm mặt nạ phòng độc, mũ chống đạn, lều, chăn, thực phẩm, thuốc men và áo chống đạn.

Các quan chức Hàn Quốc cho biết nước này vẫn tuân theo nguyên tắc này bất chấp vụ rò rỉ.

Theo tài liệu, cựu cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc Kim Sung-han đã “gợi ý khả năng” bán 330.000 viên đạn pháo 155 mm cho Ba Lan vì “nhanh chóng đưa được đạn tới Ukraine là mục tiêu cuối cùng của Mỹ”.

Ông Kim và hai quan chức cấp cao khác liên quan đến các cuộc trò chuyện bị rò rỉ vẫn giữ im lặng kể từ khi họ từ chức vào tháng trước.

Báo cáo một phần dựa trên “tín hiệu tình báo”, cho thấy Mỹ đã theo dõi một trong những đồng minh quan trọng nhất trong khu vực Đông Á.

Park Hong-keun, lãnh đạo nghị viện của Đảng Dân chủ Hàn Quốc hôm thứ Hai kêu gọi văn phòng tổng thống ngay lập tức yêu cầu "thông tin rõ ràng" từ Washington.

“Đây là một sự cố nghiêm trọng khi chủ quyền quốc gia và niềm tự hào dân tộc của Hàn Quốc đang bị đe dọa", ông Park nói. “Nếu tài liệu này có thật, Mỹ nên đưa ra lời xin lỗi chân thành tới người dân Hàn Quốc và hứa rằng điều đó sẽ không xảy ra nữa".

Nhà phân tích quốc phòng Kim Jong-dae cho biết việc di dời văn phòng tổng thống từ Nhà Xanh truyền thống đến quận Yongsan ở phía nam Seoul, gần các cơ sở quân sự của Mỹ được trang bị hệ thống giám sát tinh vi, có thể khiến cơ quan này dễ bị nghe lén hơn.

"Thói quen cũ khó thay đổi. Không có gì thay đổi mặc dù Mỹ đã nhiều lần hứa sẽ không làm phiền các đồng minh của mình trong quá khứ”, ông Kim nói.

Chuyến thăm Mỹ vào ngày 26/4 của Tổng thống Yoon Suk-yeol, bao gồm bữa tối tối tại Nhà Trắng, sẽ kỷ niệm 70 năm hiệp ước liên minh chính thức giữa hai nước được ký kết.

Các nhà phân tích cho biết ông Yoon đã hy vọng sử dụng chuyến thăm để nâng cao vị thế chính trị cá nhân, trong bối cảnh tỷ lệ ủng hộ thấp do suy thoái kinh tế và những nghi ngại về chính sách đối ngoại của ông.

Nhà Trắng cho biết Yoon và Biden sẽ “làm nổi bật tầm quan trọng và sức mạnh lâu dài của liên minh sắt thép”. Một số nhà quan sát đã suy đoán rằng Washington sẽ tận dụng cơ hội này để thúc đẩy Seoul cung cấp vũ khí cho Ukraine.

Theo SCMP
Ảnh minh hoạ.
Còn những bất cập trong thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế
(Ngày Nay) - Việc thông tuyến khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, gồm cả tuyến huyện và tuyến tỉnh, đã góp phần đổi mới cơ chế quản lý tài chính y tế, bảo đảm quyền lợi người bệnh và tạo động lực cho y tế tuyến huyện tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, đổi mới phong cách phục vụ…
Khung cảnh mua bán được tái hiện trong không gian Trên bến dưới thuyền tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long.
Đánh thức tiềm năng du lịch bền vững ở làng nghề trăm tuổi
(Ngày Nay) - Dòng kênh Thầy Cai nhộn nhịp với những chiếc ghe chở gạch, chở trấu, những chiếc ghe hàng... tưởng chừng như bị lãng quên đã được gợi nhớ lại trong những ngày diễn ra Festival Gạch Gốm Đỏ - Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần đầu tiên vào năm 2024.
Ảnh minh hoạ.
Tạo dấu ấn từ khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo
(Ngày Nay) -  Là khu vực gặp nhiều khó khăn nhất cả nước, vùng trung du và miền núi phía Bắc có liên kết vùng yếu, chưa mang dấu ấn riêng, chưa phát huy hết tiềm năng của vùng và lợi thế kinh tế cửa khẩu với nước bạn Lào và Trung Quốc.
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
Cấp chứng chỉ ngoại ngữ: Tăng cường các giải pháp chống thi thay, thi hộ
(Ngày Nay) - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
Châu Âu đối mặt với cuộc khủng hoảng khí đốt mới
(Ngày Nay) - Theo cảnh báo của hãng tin Bloomberg, châu Âu đang đứng trước nguy cơ tái diễn một cuộc khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng khi lượng dự trữ khí đốt cạn kiệt nhanh chóng, trong khi các lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Gazprombank đe dọa cắt đứt những tuyến cung cấp khí đốt cuối cùng từ Nga.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Sự "đảo chiều" trong quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ
(Ngày Nay) - Quan hệ kinh tế Nga - Ấn Độ đang trải qua một sự đảo chiều mạnh mẽ, chuyển từ hợp tác quân sự sang tập trung vào thương mại dầu mỏ và hàng hóa. Với kim ngạch thương mại tăng đột biến lên 65 tỷ USD vào năm 2023, Ấn Độ trở thành đối tác thương mại lớn thứ hai của Nga.