Quần Jeans và câu chuyện lập nghiệp của huyền thoại Levi Strauss

Thời gian có thể làm cho nhiều thứ thay đổi nhưng với quần jeans thì không. Dù ở thời điểm nào, bạn cũng luôn sành điệu với những chiếc quần jeans. Đây được xem là trang phục không bao giờ lỗi thời.
Quần Jeans và câu chuyện lập nghiệp của huyền thoại Levi Strauss

Hiếm có thương hiệu quần áo nào trên thế giới được sử dụng và được nhận biết một cách rộng rãi ở mọi nơi trên thế giới như thương hiệu quần bò Levi’s của Levi Strauss. Cái tên này còn gắn liên với một giai đoạn lịch sử của nước Mỹ.

Quần Jeans và câu chuyện lập nghiệp của huyền thoại Levi Strauss - anh 1

Levi Strauss - 'Cha đẻ' của thương hiệu quần Jeans Levi's

Quần jeans không phải xuất xứ ở nước Mỹ như nhiều người vẫn nghĩ. Nó được bắt nguồn từ châu Âu, nơi nổi tiếng bởi loại vải bông có sợi dày, nổi, vẫn được gọi là jean hoặc jeane.

Thương hiệu quần bò Levi's đến từ đâu?

'Cha đẻ' của quần bò (jean) là Levi Strauss. Ông sinh ngày 26/2/1829, trong một gia đình nghèo ở Buttenheim, Đức.

Năm Levi Strauss 16 tuổi, cha ông bị bệnh không may qua đời, mẹ ông quyết định đưa ông cùng 2 con gái đến nước Mỹ, nơi được xem là "miền đất hứa" của rất nhiều người thời đó.

Khi đặt chân đến nước Mỹ, cả gia đình Levi Strauss đã sống nhờ vào cửa hàng nhỏ bán quần áo của hai người anh Jonas và Louis ở New York.

Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XIX, một số mỏ vàng ở phía tây nước Mỹ đã được phát hiện. Khi đó có một làn sóng người lao động đổ xô về California đào vàng mong đổi đời. Levi Strauss cũng nằm trong số đó, ông quyết định bỏ nhà theo những người đào vàng đến San Fransisco. Tuy nhiên, Levi Strauss không đến San Fransisco để đào vàng mà ông đến chỉ để làm dịch vụ cho họ.

Đào vàng là một công việc rất vất vả và các thợ mỏ luôn than phiền về quần áo mà họ đang mặc. Trong một lần, Levi Strauss đã vô tình nghe được một người thợ mỏ nói rằng mình không thể tìm được loại vải nào đủ bền cho công việc mà anh đang làm.

Kể từ đó, Levi Strauss đã chợt nảy ra một ý tưởng. Ông nhanh chóng lấy một ít vải để may quần và những chiếc quần này đúng là những gì mà những người thợ mỏ đang cần. Chỉ trong một ngày, Levi Strauss đã bán hết toàn bộ những chiếc quần mà ông làm ra.

Levi Strauss đã dùng những mảnh vải lều rồi cắt may thành quần cho người đi đào mỏ vàng làm việc. Tuy nhiên các mối chỉ may tỏ ta không mấy chắc chắn nên thông qua Jacob Davis (người đã có sáng kiến là đóng những đinh tán vào đó), Levi Strauss đã bắt đầu cho đóng những đinh tán vào những mối chỉ của quần jeans.

Quần Jeans và câu chuyện lập nghiệp của huyền thoại Levi Strauss - anh 2

Chiếc đinh tán đi vào huyền thoại của quần Jeans

Vào ngày 20/5/1873, Jacob và Levi nhận bằng sáng chế số #139,121, cho quần với các đinh tán của họ. Đây là ngày ra đời chính thức của quần jeans.

Jeans Levi’s lọt top 'hàng hiệu' đắt đỏ nhất thế giới

Quần jeans đã bắt đầu dần trở nên phổ biến hơn. Vào năm 1873, những người Mỹ diện quần jeans màu xanh sẫm của hãng Jacob Davis, Calvin Rogers và Levi Straus. Quần jeans bắt đầu được làm và bày bán phổ biến khắp mọi nơi. Lúc đó những người phụ nữ cũng bắt đầu tỏ ra thích diện chúng.

Quần jean Levi’s của Levi Strauss ngày nay được đánh giá là một trong những thương hiệu đắt nhất thế giới, với gần 4 tỷ USD.

Quần Jeans và câu chuyện lập nghiệp của huyền thoại Levi Strauss - anh 3

Quần Jeans Levi's vẫn luôn là thương hiệu chưa bao giờ lỗi mốt trên toàn cầu

Levis Strauss mất ngày 26/9/1902 khi rất giàu có, nhưng lại chưa được chứng kiến sự lan tỏa của thương hiệu này ra thế giới bên ngoài nước Mỹ, cũng không được tận mắt thấy sự thăng trầm của thương hiệu từ đó cho tới nay. Nhưng điều chắc chắn là thương hiệu mà ông đã sáng lập nên không bao giờ bị hậu thế lãng quên.

Ở Việt Nam người ta còn gọi quần jeans là quần bò. Tuy ngày nay có nhiều chất liệu mẫu mã mới nhưng quần jeans vẫn là trang phục thời trang được yêu thích hàng đầu mà các mỹ nhân các chính khách nổi tiếng trên thế giới cũng như những người yêu thích chúng lựa chọn để đi dự các sự kiện quan trọng và cũng có khi chỉ để đi dạo, đi chơi hay đi làm...

Thái Nguyễn (T/h)

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.