|
Ảnh minh họa |
Theo đó, Bộ dự thảo quy định việc xây dựng, cập nhật, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt gao gồm: Cơ sở dữ liệu về giống cây trồng; phân bón; sản xuất trồng trọt; độ phì nhiêu đất trồng trọt, chế biến và thị trường sản phẩm trồng trọt.
Theo dự thảo, nội dung quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt bao gồm: 1. Xây dựng, vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia nhằm đảm bảo tính chính xác, sự ổn định thông suốt trên toàn hệ thống; 2. Thu thập, xử lý và cập nhật thông tin vào cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; 3. Tổng hợp và tích hợp thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt; 4. Quản lý quyền truy cập và quyền cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu; 5. Theo dõi, giám sát tình hình sử dụng cơ sở dữ liệu; 6. Đảm bảo an ninh, an toàn thông tin; 7. Đào tạo nhân lực và hỗ trợ vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu; 8. Đảm bảo tính liên thông, khả năng tích hợp và chia sẻ dữ liệu với các cơ sở dữ liệu quốc gia khác.
Bảo đảm an ninh, an toàn cho cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt
Dự thảo nêu rõ, cần sử dụng phần mềm phù hợp, có bản quyền và áp dụng các công nghệ nhằm ngăn chặn, phát hiện các xâm nhập trái phép.
Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng các hoạt động sau: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu.
Bên cạnh đó, cần mã hóa đường truyền cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt. Áp dụng biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt. Thực hiện lưu vết việc truy cập, tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ việc quản lý, giám sát hệ thống. Xây dựng phương án sao lưu, dự phòng dữ liệu định kỳ nhằm đảm bảo hệ thống hoạt động liên tục, ổn định khi gặp các sự cố. Thực hiện biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về trồng trọt.