Quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk - bước đà cho sự phát triển bền vững

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Trong suốt chặng đường phát triển, Vinamilk luôn xem sự minh bạch, chuyên nghiệp là nền tảng cốt lõi trong hoạt động quản trị. Không chỉ giúp Vinamilk củng cố thêm niềm tin cho các bên liên quan, cam kết này cũng đóng góp cho việc nâng cao uy tín của cộng đồng doanh nghiệp Việt, thúc đẩy kinh tế quốc gia tiệm cận tiêu chuẩn quốc tế.
Vinamilk nằm trong Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn.
Vinamilk nằm trong Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn.

Mới đây, theo danh sách Top 50 Công ty niêm yết tốt nhất 2021 của Forbes Việt Nam, Vinamilk giữ vững vị trí trong Top 10 cũng như 9 năm liên tiếp góp mặt trong bảng xếp hạng này dù trải qua năm 2020 có nhiều biến động. Vinamilk là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được vinh danh là “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN”. Có thể nói, đây là những kết quả xứng đáng cho hành trình hơn 10 năm đầu tư cho quản trị doanh nghiệp.

Quản trị - Nền tảng cho phát triển bền vững

Vinamilk tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hoá từ 2003 và chính thức niêm yết năm 2006. Với khát vọng vươn xa của công ty, HĐQT đã có quyết định dài hạn để cải tiến quy trình quản trị, từ đó, nâng cao khả năng huy động vốn, phát triển hệ thống trang trại, nhà máy và hệ thống phân phối. Theo chia sẻ ông Đỗ Lê Hùng, thành viên HĐQT độc lập của Vinamilk, tại Hội thảo trực tuyến "Triển khai thực hiện Bộ nguyên tắc quản trị công ty theo thông lệ tốt nhất" do IFC và UBCK tổ chức thì doanh nghiệp muốn phát triển nhanh phải tận dùng thời cơ nhưng phát triển bền vững phải có hệ thống quản trị tốt.

Quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk - bước đà cho sự phát triển bền vững ảnh 1

Vinamilk là công ty đầu tiên và duy nhất của Việt Nam được vinh danh là “Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN” (“ASEAN ASSET CLASS”)

Việc nâng cao quản trị tại Vinamilk được kéo dài từ năm 2010 tới nay. Từ 2010 đến nay Vinamilk đã từng bước triển khai và phát triển quản trị công ty (QTCT) như: Công ty đã thuê tư vấn để thành lập phòng Kiểm toán nội bộ theo thông lệ quốc tế; Phòng kiểm soát nội bộ (KSNB) vẫn được duy trì và được đổi tên, nâng cấp hoạt động thành "Phòng KSNB và quản lý rủi ro (QLRR)".

Tiếp đó là cột mốc ĐHCĐ 2017 đã thông qua Nghị quyết về thành lập Tiểu ban kiểm toán (nay là Uỷ ban Kiểm toán) thay cho Ban Kiểm soát. Đây là bước đi căn bản trong quản trị công ty của Vinamilk. Ngoài ra, nhiều cải tiến, bổ sung khác nhằm nâng cao chất lượng quản trị cũng được triển khai như thực hành các nguyên tắc nâng cao trách nhiệm của HĐQT, công bố thông tin tài chính và phi tài chính, quan tâm tới các khía cạnh phát triển bền vững (như năng lượng, môi trường, xã hội…)

Quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk - bước đà cho sự phát triển bền vững ảnh 2
Phát triển bền vững được Vinamilk chú trọng với các chiến lược ngày càng rõ nét.

Mô hình “3 tuyến phòng vệ” cho hoạt động quản trị

Sau gần 10 năm hoạt động, phòng Kiểm toán nội bộ trở thành mắt xích quan trọng trong hệ thống quản trị của Vinamilk. Uỷ ban kiểm toán hoạt động thực hiện giám sát độc lập các lĩnh vực trọng yếu của QTCT như hệ thống kế toán, báo cáo tài chính, kiểm toán nội bộ, QLRR, kiểm soát nội bộ, tuân thủ và phòng chống gian lận… Nhờ đó, mô hình 3 tuyến phòng vệ theo thông lệ QLRR và KSNB của Vinamilk được thiết lập nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp, khách quan và độc lập trong việc đánh giá các quy trình quản lý quản trị.

Quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk - bước đà cho sự phát triển bền vững ảnh 3
Mô hình 3 tuyến phòng vệ theo thông lệ QLRR và KSNB của Vinamilk.

Mô hình này cũng cho phép việc giám sát của UBKT được thực hiện trước, trong và sau khi Ban điều hành và HĐQT ra quyết định quản lý trọng yếu.

Sau khi Bộ nguyên tắc quản trị của Việt Nam ra đời, năm 2019 Vinamilk đã tổ chức tự đánh giá quản trị công ty so với các yêu cầu, triển khai

Quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk - bước đà cho sự phát triển bền vững ảnh 4
Từ năm 2010 đến nay, quản trị doanh nghiệp góp phần đưa Vinamilk đạt mức tăng trưởng kép về doanh thu là gần 13%.

Năm 2020, Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HoSE) đánh giá Phát triển bền vững phần nội dung quản trị công ty của Vinamilk có kết quả đạt 93%. Tổng điểm đánh giá Phát triển Bền vững (VNSI) trên các khía cạnh Môi trường, Xã hội và Quản trị đều cao hơn so với điểm số trung bình của Ngành và trung bình của VN100.

Quản trị doanh nghiệp tại Vinamilk - bước đà cho sự phát triển bền vững ảnh 5
Vinamilk nằm trong Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất nhóm vốn hóa lớn.

Những kết quả này cho thấy Vinamilk vẫn còn nhiều cơ hội để phát triển. Hệ thống QLRR vẫn đang tiếp tục được tư vấn độc lập đánh giá để nâng cấp, hỗ trợ hiệu quả hơn cho quản trị và ra các quyết định quản lý trên toàn công ty. Bên cạnh đó, kiểm toán nội bộ cũng như UBKT hàng năm đều được đánh giá để đảm bảo hoạt động hiệu quả, đáp ứng yêu cầu chuyên môn ngày càng cao.

Việc áp dụng và phát triển quản trị công ty tiên tiến đã giúp Vinamilk tiến lên vị trí 36 trong top 50 công ty sữa lớn nhất thế giới. Doanh nghiệp này cũng đạt nhiều giải thưởng và kết quả được thừa nhận bởi các tổ chức trong nước và khu vực trong nhiều năm liên tiếp. Gần đây nhất, Vinamilk được đánh giá là "Tài sản đầu tư có giá trị của ASEAN", Top 3 doanh nghiệp niêm yết đánh giá theo thẻ điểm quản trị công ty ASEAN (ACGS), đạt giải nhất Báo cáo phát triển bền vững, Top 5 doanh nghiệp quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hoá lớn), Top 10 báo cáo thường niên tốt nhất (nhóm vốn hóa lớn).

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.