Robot biết cười nhờ tế bào da

(Ngày Nay) - Kỹ thuật ghép một lớp da từ tế bào người sống lên khung robot có thể giúp robot biểu cảm và giao tiếp tốt hơn.
Mô hình đầu người 3D được bao phủ với lớp da sống. Ảnh: Takeuchi et al
Mô hình đầu người 3D được bao phủ với lớp da sống. Ảnh: Takeuchi et al

Các nhà nghiên cứu cho biết, một khuôn mặt tươi cười được tạo ra từ da người sống có thể sẽ sớm được gắn vào robot hình người, giúp các máy móc biểu đạt cảm xúc và giao tiếp một cách tự nhiên hơn. Những nếp nhăn trên da cũng có thể mang lại lợi ích cho ngành công nghiệp mỹ phẩm.

Lớp mô sống này là sự kết hợp giữa các tế bào da người được nuôi cấy trong một giá đỡ collagen (scaffold, một vật liệu có khả năng phân huỷ, cung cấp các tế bào, gen, protein để tái tạo mô) và được đặt lên trên một lớp nhựa in 3D. Khác với các thí nghiệm tương tự trước đây, lớp da này còn chứa các cấu trúc tương tự như dây chằng trong cơ thể người và động vật bên dưới lớp mô, giúp giữ da ở một vị trí cố định, tăng cường độ bền và độ đàn hồi của da.

Robot biết cười nhờ tế bào da ảnh 1
Khuôn mặt robot biết cười. Ảnh: Takeuchi et al

Michio Kawai từ Đại học Harvard cùng các đồng nghiệp gọi các cấu trúc dây chằng này là “neo kiểu lỗ răng cưa,” vì chúng được tạo ra bằng cách đục lỗ trên lớp nhựa của robot, cho phép mô sống lấp đầy các khoang nhỏ hình chữ V. Điều này đã giúp lớp da bám chắc vào robot hơn.

Nhóm nghiên cứu đã đặt lớp da lên một khuôn mặt robot đang cười rộng vài cm, cử động bằng sự di chuyển của các thanh nối với lớp đế. Họ cũng gắn lớp da này lên một mô hình đầu người in 3D có kích thước tương tự, nhưng mô hình này lại không thể cử động.

Kawai cho biết: “Khi công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) và các tiến bộ khác phát triển, các vai trò mà robot đảm nhận cũng sẽ tăng lên, dẫn đến những yêu cầu mới đối với da robot.” Ông nhấn mạnh, lớp da giống với da người này có thể giúp robot giao tiếp với con người một cách hiệu quả hơn.

Sản phẩm này cũng có thể mang lại những lợi ích bất ngờ cho ngành mỹ phẩm. Kawai cho biết, trong một thí nghiệm, nhóm các nhà nghiên cứu đã cho khuôn mặt robot cười trong một tháng và phát hiện họ có thể sao chép lại sự hình thành nếp nhăn trên da.

“Khả năng sao chép lại sự hình thành nếp nhăn trên một mô hình nhỏ bằng lòng bàn tay trong phòng thí nghiệm có thể được áp dụng để thử nghiệm các sản phẩm mỹ phẩm và chăm sóc da mới nhằm ngăn ngừa, làm chậm hoặc cải thiện quá trình hình thành nếp nhăn,” Kawai cho biết. Ông đã thực hiện công trình này khi còn làm việc tại Đại học Tokyo.

Tuy nhiên, Kawai cũng thừa nhận lớp da này vẫn còn thiếu một số chức năng và độ bền của da thật: “Việc thiếu các chức năng cảm giác và không có mạch máu cung cấp dưỡng chất, độ ẩm khiến nó không thể tồn tại lâu trong không khí. Để giải quyết vấn đề này, thách thức hiện tại là làm sao có thể tích hợp các cơ chế thần kinh và các rãnh truyền dưỡng chất vào mô da.”

Theo New Scientist
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).