'Rừng già' dưới đáy đại dương

[Ngày Nay] - Các rạn san hô là những cấu trúc nằm dưới biển bao gồm phần khung của loài động vật không xương sống có tên san hô. Các rạn san hô không chỉ có vẻ đẹp diệu kỳ mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường và hệ sinh thái biển. Thế nhưng, do biến đổi khí hậu, chúng đang dần biến mất.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Các chủng san hô tạo nên rạn san hô được gọi là hermatypic, hay san hô “cứng” bởi chúng tiết ra calcium carbonate để tạo nên những bộ xương ngoại vi bảo vệ phần thân mềm bên trong của chúng. Các loại san hô khác gọi là san hô “mềm”. Mỗi cá thể san hô đều sản sinh trên phần khung xương ngoại vi của tổ tiên chúng, sau đó xây dựng thêm phần khung này, từ đó tạo nên những rạn san hô rộng lớn. Nhiều thế kỷ trôi qua, những rạn san hô lớn dần và trở thành một quần thể lớn trong môi trường biển.

San hô có thể được tìm thấy trên khắp các đại dương, từ quần đảo Aleutian ngoài khơi Alaska cho tới các vùng biển ấm như Caribbea. Những rạn san hô lớn nhất thường xuất hiện ở những vùng biển sạch và sâu. Hiện nay, rạn san hô lớn nhất thế giới chính là rạn Great Barrier ở Australia, trải dài hơn 2.400 km.

Trên thế giới có hàng trăm chủng loài san hô. San hô có rất nhiều hình dạng và màu sắc: Từ hình tròn, hình giống não người, cho tới hình roi, và hình quạt... San hô thuộc lớp động vật ruột khoang, một nhóm bao gồm cả các loài sứa, hải quỳ và nhiều loài thân mềm khác.

Phần lớn các rạn san hô trên thế giới ngày nay có tuổi đời từ 5.000 đến 10.000 năm. Chúng thường được tìm thấy ở những vùng nước sạch, ấm, và sâu, nơi có nhiều ánh sáng mặt trời. Các rạn san hô bao phủ gần 1% diện tích đáy biển - và tất cả các rạn san hô này kết hợp lại sẽ tạo nên một khu vực rộng 285.000 km vuông, tương đương diện tích bang Nevada, Mỹ.

Khoảng 25% sinh vật biển trên thế giới dựa vào các rạn san hô để tìm thức ăn, nơi trú ẩn và sinh sản. Thường được xem là “rừng già của biển cả” nhờ tính đa dạng sinh học, các rạn san hô là môi trường sống chủ yếu của hơn 4.000 loài cá, 700 loài san hô và hàng nghìn loài động thực vật biển khác.

Ngoài vai trò môi trường sống của nhiều chủng loài sinh vật dưới biển, các rạn san hô còn cung cấp nguồn lợi trị giá 30 tỷ USD mỗi năm cho toàn thế giới, thông qua lượng thực phẩm, nghề đánh cá và du lịch.

 Thế nhưng các rạn san hô lại đang đứng trước bờ vực tuyệt chủng. Hiện tượng axit hóa đại dương - gây nên do các đại dương hấp thụ quá nhiều carbon dioxide mà con người thải ra khí quyển thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch - đã làm giảm khả năng sinh sản khung xương ngoại vi bảo vệ san hô. Ô nhiễm nguồn nước cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các rạn san hô. Dư lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp, xăng dầu, nước thải trong cống rãnh và nhiều loại chất hóa học... khiến san hô không thể sinh sôi.

Khi nhiệt độ các đại dương tăng do hiện tượng nóng lên toàn cầu, phần thân mềm của san hô tự trực xuất loài tảo zooxanthellae sống ký sinh bên trong ra ngoài. Một khi loài tảo này thoát khỏi, san hô sẽ không có màu rực rỡ như trước nữa, mà chỉ là phần khung xương trắng - gọi là hiện tượng tẩy trắng san hô. Các loài san hô nếu thiếu zooxanthellae thường sẽ không thể sống sót.

Các hoạt động đánh bắt cá, như đánh cá bằng hóa chất - xịt độc chất cyanid xuống nước để làm tê liệt cá - hay đánh cá bằng chất nổ cũng có thể hủy hoại những rạn san hô hàng nghìn năm tuổi chỉ trong vòng vài phút.

Rạn san hô lớn nhất thế giới, rạn Great Barrier, là nhà của ít nhất 400 loài san hô khác nhau và hàng nghìn chủng loài cá, động vật thân mềm, rắn biển, rùa biển, cá voi cá heo, chim... Cũng giống như nhiều rạn san hô khác trên thế giới, hệ sinh thái độc đáo này đang bị đe dọa.

Đợt nóng bất thường trong năm 2016 đã khiến cho phần lớn san hô trong rạn Great Barier chết hàng loạt. Một nghiên cứu năm 2018 đăng tải trên tạp chí Nature Communications chỉ ra rằng hơn 60% các rạn san hô nước sâu (ở độ sâu 15 m) của thế giới chịu tình trạng tẩy trắng, và 30% bị chết. Thêm vào đó, 40% các rạn san hô ít được khám phá hơn (ở độ sâu 40 m) chịu tình trạng tẩy trắng cục bộ.

Không chỉ rạn Great Barrier mà tất cả các rạn san hô trên thế giới đang chịu sự đe dọa tuyệt chủng. Nếu các rạn san hô biến mất, nó sẽ gây ảnh hưởng lớn tới nghề đánh bắt cá, các chủng loài sinh vật sống dựa vào chúng, và đảo quốc, quốc gia vốn sống dựa vào các nguồn lợi từ hải sản.

Chính phủ Australia hiện đang đẩy mạnh các nỗ lực bảo tồn rạn san hô Great Barrier. Kế hoạch dài hạn của họ đưa ra nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểu và hướng tới ngăn chặn hoàn toàn các loại hóa chất gây hại đổ ra biển, giảm tình trạng đánh bắt cá trái phép và kiểm soát chất lượng nước ở các khu vực có rạn san hô.

Hiện tượng axit hóa đại dương - gây nên do các đại dương hấp thụ quá nhiều carbon dioxide mà con người thải ra khí quyển thông qua việc đốt nhiên liệu hóa thạch - đã làm giảm khả năng sinh sản khung xương ngoại vi bảo vệ san hô. Ô nhiễm nguồn nước cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới các rạn san hô. Dư lượng thuốc trừ sâu sử dụng trong nông nghiệp, xăng dầu, nước thải trong cống rãnh và nhiều loại chất hóa học... khiến san hô không thể sinh sôi.

Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.
Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.