Không chỉ nổi tiếng trên toàn thế giới khi được mệnh danh là thành phố lãng mạn với cảnh đẹp thiên nhiên say đắm lòng người, Pháp còn đang dẫn đầu trong việc bảo vệ môi trường ở châu Âu kể từ khi Hiệp định khí hậu Paris được thông qua hồi năm 2015.
Một phần của kế hoạch này là giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa thông qua chuyển đổi năng lượng trong Luật Tăng trưởng xanh được ban hành vào tháng 8 năm 2015.
Đạo luật đưa ra các mục tiêu khác nhau mà người tiêu dùng và nhà sản xuất đều phải chịu trách nhiệm trong việc giảm phát thải khí nhà kính, đồng thời thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cùng một lúc.
Đạo luật này nhằm mục đích giảm phát thải khí nhà kính xuống 40% vào năm 2030, giảm tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch xuống 30% vào năm 2030, giảm một nửa lượng chất thải chôn lấp vào năm 2025.
Cấm đồ nhựa dùng một lần
Hiệp hội Y tế và Môi trường Pháp ước tính khoảng 4,73 tỷ cốc nhựa được vứt bỏ hàng năm ở Pháp. Trong một bộ luật được ban hành vào năm 2016, Pháp đã đưa ra kế hoạch cấm tất cả các tấm nhựa, dao kéo và cốc, chén dùng một lần duy nhất trong nước vào cuối thập kỷ này. Luật quy định rằng, đến năm 2020, tất cả các mặt hàng này sẽ phải được thay thế bằng những vật liệu thân thiện môi trường được sản xuất từ nguyên liệu có nguồn gốc sinh học và sẽ phải có khả năng phân hủy.
Cấm sử dụng túi nilon
Mức độ sử dụng túi nilon ở Pháp đang ở mức trầm trọng với 17 tỷ túi nhựa được tiêu thụ mỗi năm trên cả nước (theo thống kê của Cục Môi trường nước này). Trong đó, chỉ có 8 tỷ túi nhựa được xử lý.
Lệnh cấm túi nilon ở các siêu thị đã được Pháp thực hiện từ tháng 1 năm 2017. Túi nilon được các nhà khoa học lý giải gây hại cho môi trường vì chúng không dễ bị phân hủy sinh học, tồn tại hàng nghìn năm trong bãi chôn lấp và trong các đại dương mà không thể phân hủy.
Cũng giống Pháp, ở Ireland, quốc gia này cũng đang hạn chế tối đa việc sử dụng túi nilon tại các của hàng bán lẻ và siêu thị bằng cách khách hàng phải bỏ ra 22 xu để mua túi nilon đựng hàng. Điều này giúp làm giảm đáng kể việc sử dụng túi nilon của người dân Ireland. Nhiều nhà nghiên cứu thừa nhận, đánh thuế túi nhựa của Ireland là một trong những ưu đãi kinh tế thành công nhất để ngăn chặn việc tạo ra chất thải nhựa. Một số nước cũng đang “siết chặt” hành vi sử dụng túi nilon như Pháp và Ireland là Đan Mạch và Nam Phi.