Rượu bia khi lái xe: Từ dọn dẹp nhà xác đến án tử hình

[Ngày Nay] - Lái xe sau khi uống rượu bia là một trong những nguyên nhân chính gây tai nạn giao thông ở Đài Loan (Trung Quốc). Khoảng 5% vụ tai nạn gây thương tích có nguyên nhân từ uống rượu bia lái xe, và 20% ca tử vong xảy ra do các vụ va chạm có liên quan đến rượu bia.
Tài xế say rượu giết chết 2 người khi đang lái xe ở tốc độ cao ở phía bên trái đường ở thành phố Đài Trung.
Tài xế say rượu giết chết 2 người khi đang lái xe ở tốc độ cao ở phía bên trái đường ở thành phố Đài Trung.

Kể từ năm 2006 tới nay, Đài Loan đã liên tục tăng mức hình phạt đối với người vi phạm lái xe. Kết quả cho thấy các vụ tai nạn thương tích có liên quan đến rượu bia đã giảm nhanh chóng sau khi các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc  được đưa ra. Trong thời gian từ năm 2006 đến năm 2014, các vụ thương tích có liên quan đến lái xe sau khi uống rượu bia đã giảm gần 40% và số người chết trong các vụ tai nạn này cũng giảm tới 80%.

Hiện tại, Đài Loan là một trong những nơi có luật lệ về chống uống rượu bia trước khi lái xe nghiêm khắc nhất trên thế giới. Bên cạnh các hình phạt nặng nề đối với tài xế uống rượu bia lái xe, Đài Loan còn có những biện pháp “sốc” nhằm nâng cao nhận thức. Chính quyền Đài Loan thậm chí đã thông qua hình phạt tử hình đối với những lái xe uống rượu bia gây tai nạn chết người với hành vi được cho là “có chủ đích”.

Giáo dục nhận thức trong nhà tang lễ...

Trong một nỗ lực nhằm giảm các ca tai nạn chết người có liên quan đến rượu bia, kể từ năm 2017, Đài Loan đã áp dụng một biện pháp độc đáo là tổ chức các lớp nâng cao nhận thức về an toàn giao thông cho những người vi phạm tại địa điểm là các nhà tang lễ.

Rượu bia khi lái xe: Từ dọn dẹp nhà xác đến án tử hình ảnh 1

Trong lớp học đầu tiên được tổ chức tại thành phố Tân Bắc, 76 người vi phạm quy định không uống rượu bia khi lái xe đã được yêu cầu tham dự. Phòng học được bài trí như một phòng tang lễ, với lá cờ phướn lớn mang dòng chữ “Vô cùng thương tiếc 3.088 nạn nhân thiệt mạng trong các vụ tai nạn giao thông có liên quan đến rượu bia trong 5 năm qua”. Một cỗ quan tài được đặt giữa phòng học, tạo cảm giác một tang lễ thật sự đang diễn ra.

Biện pháp giáo dục bằng cách gây sốc này nhận được sự ủng hộ đông đảo của dư luận Đài Loan. Trên mạng xã hội, nhiều người dân đóng góp ý kiến về việc cần làm cho các lớp học này có tính răn đe hơn nữa, thông qua việc yêu cầu những người vi phạm nằm thử vào trong cỗ quan tài hoặc lau chùi chiếc quan tài này.

Dọn dẹp nhà xác...

Bên cạnh các lớp học nâng cao nhận thức trong nhà tang lễ, một trong những biện pháp tâm lý khác mà Đài Loan thực hiện là yêu cầu người vi phạm phải lao động công ích trong nhà xác và phòng giám định pháp y. Đây là một sáng kiến của Văn phòng công tố thành phố Đài Đông, nhằm mục đích ngăn ngừa tái phạm bằng cách yêu cầu những tài xế bị kết án do uống rượu bia lao động công ích bằng cách dọn dẹp trong nhà xác để đổi lấy việc giảm nhẹ hình phạt tù.

Rượu bia khi lái xe: Từ dọn dẹp nhà xác đến án tử hình ảnh 2

Lớp học trong nhà xác.

Chính quyền Đài Đông hy vọng rằng, thông qua một biện pháp gây sốc và đánh vào tâm lý vốn sợ xui xẻo của người Đài Loan như thế này, quy định “lái xe thì không uống rượu, uống rượu thì không lái xe” sẽ in sâu vào ý thức của các tài xế, giúp họ điều chỉnh hành vi của mình trong cuộc sống. Mục đích của biện pháp này là giúp cho những người vi phạm nhận ra rằng việc bị bắt giữ khi lái xe trong tình trạng say rượu có thể là điều may mắn đối với họ, giúp họ tránh được một cái chết không báo trước.

Ông A Sian, một người tham gia lao động công ích trong nhà xác cho biết, trải nghiệm này khiến ông tỉnh ngộ và cam kết sẽ không bao giờ lái xe trong tình trạng say rượu nữa.

Tuy nhiên, Đài Loan còn khá dè dặt trong việc áp dụng biện pháp lao động công ích trong nhà xác do lo ngại về những vấn đề có thể phát sinh như quyền riêng tư của tang gia và vấn đề vệ sinh, an toàn. Bởi vậy, các buổi lao động công ích mới chỉ diễn ra ở những khu vực ít nhạy cảm nhưng khu vực làm lễ và nhà chờ.

Trước đó, Thái Lan cũng đã áp dụng biện pháp tương tự và còn có phần gây sốc hơn. Những lái xe vi phạm uống rượu bia khi lái xe được yêu cầu tới nhà xác để nhìn tận mắt thi thể một nạn nhân tai nạn giao thông nhằm thức tỉnh về hậu quả thảm khốc có thể xảy ra từ hành vi lái xe thiếu trách nhiệm của mình.

Rượu bia khi lái xe: Từ dọn dẹp nhà xác đến án tử hình ảnh 3

Ba người đàn ông vi phạm về nồng độ cồn khi lái xe được dẫn vào nhà xác tại Bệnh viện Taksin ở Bangkok. Ảnh: AP.

Thái Lan là quốc gia có con số thống kê tai nạn giao thông tồi tệ thứ hai thế giới, chỉ sau Libya. Đa số các vụ tai nạn giao thông có nguyên nhân từ thói quan xấu uống rượu bia lái xe.

Biện pháp giáo dục nhận thức trong nhà xác lần đầu tiên được tiến hành vào tháng 4/2016, trong dịp tết cổ truyền Songkran của người Thái. Đây là dịp cao điểm tai nạn giao thông của Thái Lan do người dân sử dụng nhiều bia rượu. Trong dịp lễ kéo dài một tuần này, cứ trung bình mỗi giờ đồng hồ có tới 2,3 người chết và 160 người bị thương trên khắp đất nước. Mức độ nguy hiểm khiến chính phủ Thái Lan gọi tết Songkran là “Bảy Ngày Hiểm Hoạ”.

“Trong quá khứ, chúng tôi đã tiến hành nhiều chiến dịch khác nhau nhằm nâng cao nhận thức của tài xế, nhưng số liệu thống kê vẫn không thay đổi. Bởi vậy, chúng tôi cần phải có những hoạt động gây sốc và sợ hãi hơn nữa để thức tỉnh những người này”, ông Prasarn Mahaleetrakul, Phó Giám đốc Cục Quản chế thành phố Bangkok, cho biết. “Chúng tôi tiến hành chương trình này để gửi đi thông điệp này nếu lái xe sau khi uống rượu bia, điểm đến của bạn sẽ là nhà xác”.

Buổi giáo dục nhận thức trong nhà xác đầu tiên được diễn ra dưới sự chứng kiến của báo giới. Những người vi phạm được đưa đến nhà xác và yêu cầu cầm khăn lau sạch những khay thép đựng thi thể người chết. Sau đó, họ được yêu cầu đến chứng kiến một thi thể thật sự.

Rượu bia khi lái xe: Từ dọn dẹp nhà xác đến án tử hình ảnh 4

Một người đàn ông Thái lái xe khi say xỉn đang phải lau bàn khám nghiệm tử thi tại Bệnh viện Taksin ở Bankok. Ảnh: AP.

“Khi thấy tận mắt một thi thể, chúng tôi cảm thấy lạnh cả sống lưng”, một người vi phạm cho biết. Người này nói rằng trải nghiệm trong nhà xác khiến anh cảm thấy thương tiếc nạn nhân và lo sợ cho sự an toàn của chính mình. “Nếu tai nạn xảy ra, tôi có thể chính là người nằm trên chiếc khay đó”, tài xế nói.

Bên cạnh việc chứng kiến thi thể nạn nhân trong nhà xác, những tài xế uống rượu bia khi lái xe còn phải hoàn thành từ 12 đến 48 giờ lao động công ích và tham gia các bài học an toàn giao thông để đổi lấy việc không bị phạt tù. Chính quyền thành phố Bangkok cho rằng biện pháp gây sốc trong nhà xác còn hiện quả hơn các hoạt động lao động công ích trước kia như sơn sửa biển báo giao thông hay giúp đỡ người già.

... đến hình phạt cao nhất

Tháng trước, chính quyền Đài Loan đã thông qua dự thảo sửa đổi Bộ luật Hình sự, theo đó tăng mức phạt đối với tội lái xe sau khi uống rượu bia tối đa lên đến tử hình. Hình phạt này sẽ được áp dụng trong trường hợp hành vi uống rượu bia lái xe gây chết người và được nhận định là “có chủ đích”. Trong thông cáo, cơ quan tư pháp Đài Loan tuyên bố: “Các trường hợp uống rượu bia lái xe gây chết người đang xảy ra tràn lan. Những tài xế say rượu đang gây ra những vụ tai nạn nghiêm trọng, cướp đi tính mạng của người khác, huỷ hoại gia đình họ và gây ra những sai lầm không thể sửa chữa được”.

Rượu bia khi lái xe: Từ dọn dẹp nhà xác đến án tử hình ảnh 5

Bởi các tài xế lái xe sau khi uống rượu bia có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người khác, chính quyền Đài Loan cũng mong muốn rằng các tài xế hiểu rõ về hậu quả của hành vi này chính là tính mạng của họ. Nếu một tài xế gây chết người khi lái xe trong tình trạng say rượu, tài xế này sẽ đối mặt với án tử hình.

Trước đề xuất này, mức phạt tối đa với tội uống rượu bia lái xe gây chết người là 10 năm tù giam. Đề xuất áp dụng hình phạt tử hình đối với tội lái xe uống rượu bia được đưa ra sau một loạt vụ tai nạn giao thông gây chết người khiến dư luận Đài Loan phẫn nộ. Cụ thể, một người đàn ông Đài Bắc lái xe trong tình trạng say rượu đã vượt đèn đỏ, đâm chết một phụ nữ đi xe máy và làm bị thương hai người khác. Văn phòng công tố Đài Bắc đã đề nghị khởi tố tài xế này vì tội giết người với lập luận rằng theo hình ảnh do camera trong xe ghi lại, tài xế đã không nới chân ga bất cứ thời điểm nào khi vụ tai nạn xảy ra là hành động này về bản chất không khác một vụ “tấn công khủng bố”.

Rất ít quốc gia khác áp dụng hình phạt tử hình trong các vụ tai nạn chết người do tài xế lái xe trong tình trạng say rượu. Trung Quốc và Mỹ là hai quốc gia hiếm hoi từng xem xét áp dụng án tử hình đối với những tài xế uống rượu bia lái xe. Tại Mỹ, hồi năm 2014, một người đàn ông Texas cũng bị khởi tố tội giết người với mức hình phạt tối đa là tử hình đối với hành vi say rượu lái xe lao vào đám đông khiến bốn người thiệt mạng.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.