Chứng kiến thực trạng này, một nhóm tình nguyện viên trên đảo Bali đang đề nghị giúp đỡ người dân bằng cách đổi rác nhựa lấy gạo. Rác sau khi được thu gom sẽ bán lại cho công ty tái chế.
I Kadek Rai Nama Rupat - chủ một hàng lưu niệm, cho biết mỗi mảnh rác thải nhựa giờ đều rất có giá trị đối với người dân Bali.
Hiện giá gạo ở Bali dao động khoảng 15.000-20.000 rupiah (24.000-31.000 đồng)/kg. Ước tính một gia đình 4 người tiêu thụ khoảng 2 kg gạo mỗi ngày, do đó việc đổi rác lấy gạo là hoạt động có ý nghĩa thiết thực.
Là một chủ nhà hàng ăn chay, I Made Janur Yasa thấu hiểu tác động của đại dịch COVID-19 tới nền kinh tế địa phương. Người đàn ông 55 tuổi này sau đó nảy ra ý định thành lập tổ chức Trao đổi Nhựa Bali.
Rác thải nhựa sẽ được thu thập trước khi đem đổi lấy gạo. Ảnh: Reuters |
Động lực của Yasa chỉ đơn giản là hỗ trợ cải thiện tình trạng ô nhiễm rác thải nhựa trên đảo và hỗ trợ sinh kế cho người dân.
Sáng kiến đổi rác lấy gạo đã hỗ trợ cho khoảng 40.000 gia đình ở 200 ngôi làng, đồng thời tái chế gần hơn 500 tấn rác thải nhựa.
Yasa cho biết người dân Bali hiện rất hưởng ứng sáng kiến và hy vọng mô hình này sẽ tiếp tục được nhân rộng tại nhiều tỉnh khác ở Indonesia.