Mô hình đổi rác lấy sách tại Indonesia

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Xuất phát từ mục đích bảo vệ môi trường và thúc đẩy văn hóa đọc, một thủ thư ở đảo Java của Indonesia đang khuyến khích trẻ em trong vùng thu gom rác sau đó đổi lấy sách tại thư viện.
Raden Roro Hendarti - người sáng lập mô hình đổi rác lấy sách tại Indonesia. Ảnh: Reuters
Raden Roro Hendarti - người sáng lập mô hình đổi rác lấy sách tại Indonesia. Ảnh: Reuters

Mỗi ngày trong tuần, Raden Roro Hendarti lái chiếc xe ba bánh chất đầy những cuốn sách ở phía sau tới gặp lũ trẻ trong làng Muntang để đổi lấy cốc nhựa, túi và các loại rác thải khác.

Raden cho biết cô làm việc này để giáo dục văn hóa đọc cho trẻ em, cũng như giúp chúng nhận thức về hành vi bảo vệ môi trường sống trong làng. Ngay khi thấy Raden xuất hiện, những đứa trẻ nhỏ với túi rác trên tay đã vây quanh "Thư viện thùng rác" của cô và háo hức đòi mượn sách.

Chỉ một lúc, các cuốn sách trên "thư viện di động" của Raden đã nhanh chóng nhường chỗ cho các túi rác.

Cô rất vui vì ngày càng nhiều trẻ em tìm tới mình thay vì chỉ chăm chú sử dụng điện thoại để lên mạng.

"Tôi muốn xây dựng một văn hóa đọc và viết ngay từ khi trẻ còn nhỏ để giảm thiểu tác hại của thế giới trực tuyến", Raden nói. “Chúng ta cũng nên quan tâm đến rác thải của mình để chống lại biến đổi khí hậu."

Mỗi tuần, Raden thu về hơn 100 kg rác, những chiếc túi này sau đó được phân loại để gửi đi tái chế hoặc bán phế liệu. Hiện kho sách của Raden có hơn 6.000 cuốn và cô muốn lan tỏa sáng kiến của mình tới các khu vực lân cận.

Kevin Alamsyah, một cậu bé 11 tuổi ham đọc sách, cho biết cậu thường tìm kiếm rác thải nằm trong làng để được mượn sách của Raden.

"Khi có quá nhiều rác, môi trường của chúng ta sẽ trở nên bẩn thỉu và không có lợi cho sức khỏe. Đó là lý do tại sao em đổi rác để được mượn một cuốn sách", Kevin nói.

Jiah Palupi, người đứng đầu thư viện công cộng trong khu vực, cho biết công việc của Raden đã thúc đẩy lời kêu gọi chống lại chứng nghiện chơi game trực tuyến trong giới trẻ và chuyển hướng sang đọc sách.

Tỷ lệ biết chữ của thanh niên trên 15 tuổi ở Indonesia là khoảng 96%, nhưng một báo cáo vào tháng 9 của Ngân hàng Thế giới cảnh báo rằng đại dịch COVID-19 sẽ khiến hơn 80% thanh thiếu niên 15 tuổi nằm dưới mức đọc thông thạo tối thiểu.

Theo Reuters
Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng.
Việt Nam trở thành nước đối tác của nhóm BRICS
(Ngày Nay) - Việt Nam trở thành nước Đối tác Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) với mong muốn nỗ lực đóng góp, nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện trên tinh thần tôn trọng luật pháp quốc tế.
Ảnh minh hoạ.
"Kiềng ba chân" trong phát triển nhân lực chất lượng cao
(Ngày Nay) - "Giáo dục-khoa học công nghệ-đổi mới sáng tạo là ba trụ cột cần đột phá để phát triển nhanh và bền vững đất nước", Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Văn Phúc nhấn mạnh tại Hội nghị triển khai các đề án lớn trong lĩnh vực giáo dục đại học ngày 14/6 tại Hà Nội.
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
Những mốc thời gian quan trọng tại Kết luận 167-KL/TW
(Ngày Nay) - Thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư ký ban hành Kết luận số 167-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.