Sao lại có tục dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp?

Trong tết ông Công, ông Táo người Việt cổ còn có tục trồng cây nên để trừ tà khi Táo quân vắng mặt dưới trần gian từ 23 tháng Chạp đến đêm giao thừa.
Sao lại có tục dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp?

Từ bao đời nay, đối với người Việt Nam, hình ảnh cây nêu được coi là biểu tượng thiêng liêng nhất của ngày Tết Nguyên đán. Nó gắn liền với một sự tích huyền thoại mang đậm tính nhân văn sâu sắc.

Xưa kia, trong Tết ông Công ông Táo, người Việt cổ còn có phong tục dựng cây nêu. Vì từ ngày 23 tháng Chạp cho tới đêm Giao thừa sẽ vắng mặt Táo quân dưới trần gian nên ma quỷ thường lẻn về quấy nhiễu, vì vậy, người Việt cổ trồng cây nêu để trừ tà. Ngày 7 tháng Giêng là ngày “hạ cây nêu”.

Trong kho tàng truyện cổ tích Việt Nam thì: Ngày xưa Quỷ chiếm toàn bộ đất nước, còn Người chỉ làm thuê, và nộp phần lớn lúa thu hoạch cho Quỷ. Quỷ ngày càng bóc lột Người quá tay, và cuối cùng Quỷ tự cho mình hưởng quyền "ăn ngọn cho gốc". Người chỉ được hưởng rạ, tuyệt đường sinh nhai nên cầu cứu Đức Phật giúp đỡ. Phật bảo Người đừng trồng lúa mà trồng khoai lang. Mùa thu hoạch ấy, Người được hưởng không biết bao nhiêu củ khoai, còn Quỷ chỉ hưởng lá và dây khoai, đúng theo phương thức 'ăn ngọn cho gốc'.

Sang mùa khác, Quỷ lại chuyển qua phương thức "ăn gốc cho ngọn". Phật bảo Người lại chuyển sang trồng lúa. Kết quả Quỷ lại hỏng ăn. Quỷ tức lộn ruột nên mùa sau chúng nó tuyên bố "ăn cả gốc lẫn ngọn". Phật trao cho Người giống cây ngô (bắp) để gieo khắp nơi. Quỷ lại không được gì, còn Người thì thu hoạch cơ man là trái ngô. Cuối cùng Quỷ nhất định bắt Người phải trả lại tất cả ruộng đất không cho làm rẽ nữa.

Phật bàn với Người điều đình với Quỷ, xin miếng đất bằng bóng chiếc áo cà sa treo trên ngọn cây tre. Quỷ thấy không thiệt hại gì nên đồng ý. Khi đó Phật dùng phép thuật để bóng chiếc áo cà sa đó che phủ toàn bộ đất đai khiến Quỷ mất đất phải chạy ra biển Đông.

Do mất đất sống nên Quỷ huy động quân vào cướp lại. Trận đánh này bên Quỷ bị thua sau khi bị bên Người tấn công bằng máu chó, lá dứa, tỏi, vôi bột... và Quỷ lại bị Phật đày ra biển Đông. Trước khi đi, Quỷ xin Phật thương tình cho phép một năm được vài ba ngày vào đất liền viếng thăm phần mộ của tổ tiên cha ông. Phật thương hại nên hứa cho.

Do đó, hàng năm, cứ vào dịp Tết Nguyên đán là những ngày Quỷ vào thăm đất liền thì người ta theo tục cũ trồng cây nêu để Quỷ không bén mảng đến chỗ Người cư ngụ. Trên nêu có treo khánh đất, có tiếng động phát ra khi gió rung để nhắc nhở bọn Quỷ nghe mà tránh. Trên ngọn cây nêu còn buộc một bó lá dứa hoặc cành đa mỏ hái để cho Quỷ sợ. Ngoài ra, người ta còn vẽ hình cung tên hướng mũi nhọn về phía đông và rắc vôi bột xuống đất trước cửa ra vào trong những ngày Tết để cấm cửa Quỷ.

Sao lại có tục dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp? ảnh 1

Trồng cây nêu đã trở thành tục lệ Tết phổ biến của các dân tộc Việt Nam: từ Kinh, Thái, Mường đến Ba Na, Gia Rai... Trên ngọn nêu, người ta thường treo một túm lá dứa, lông gà, cành đa, lá thiên tuế, những chiếc khánh và con cá bằng đất nung, cùng một tán tròn bằng tre nứa dán giấy đỏ.

Ngoài ra có nơi còn treo những chiếc đèn lồng, đèn xếp hoặc vài xấp tiền, vàng mã... Dù với dụng ý khác nhau, nhưng những vật treo đều tượng trưng cho mong muốn bảo vệ con người, tạo lập hạnh phúc cho con người. Ví như lá dứa để dọa ma quỷ (vì ma quỷ sợ gai), không cho chúng vào quấy phá.

Cái khánh đồng âm với “khánh” có nghĩa là “phúc”: năm mới đem lại hạnh phúc cho gia đình. Cành đa tượng trưng cho điều lành và tuổi thọ. Tiền vàng mã để cầu tài, cầu lộc. Lông gà là biểu tượng chim thần (một sức mạnh thiên nhiên giúp người).

Sao lại có tục dựng cây nêu vào ngày 23 tháng Chạp? ảnh 2

Đặc biệt, cây nêu còn coi là cây vũ trụ - nối liền Đất với Trời. Tán tròn bằng giấy đỏ tượng trưng cho Mặt Trời và ngọn nêu là nơi chim thần (sứ giả của Mặt Trời) đậu. Cuối năm (cuối mùa đông) mới trồng cây nêu để đầu năm ngọn nêu vươn lên đón ánh nắng xuân, sức sống xuân.

Lê Hằng

Hiện có từ 400 đến 500 bệnh nhân đang chạy thận định kỳ tại Khoa Thận nhân tạo, Bệnh viện Chợ Rẫy.
Người trẻ bị suy thận mạn do uống thuốc không rõ nguồn gốc
(Ngày Nay) - Theo nhận định của các chuyên gia y tế, đáng lo ngại nhất hiện nay trong điều trị suy thận mạn là số lượng bệnh nhân phải chạy thận gia tăng và ngày càng trẻ hóa. Một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến thực trạng này là người bệnh tự ý sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc, thường được quảng cáo tràn lan trên mạng, truyền miệng trong dân gian khiến tình trạng bệnh càng trầm trọng hơn.
Lăng Văn Sơn thuộc làng Thượng Hội, xã Tân Hội, huyện Đan Phượng (Hà Nội) (Ảnh: Báo Tin Tức).
Công viên văn hóa Lăng Văn Sơn: Di sản được đánh thức, bản sắc được gìn giữ
(Ngày Nay) - Sự hiện diện của công viên văn hóa Lăng Văn Sơn trong lòng đô thị hiện đại không chỉ tạo nên bản sắc độc đáo mà còn góp phần làm sống lại tinh thần vùng đất Tổng Gối anh hùng. Đây sẽ là nơi để Đan Phượng kể câu chuyện của mình với bạn bè gần xa - một vùng đất không chỉ có tốc độ phát triển mạnh mẽ mà còn sở hữu chiều sâu văn hóa đặc biệt, xứng đáng là trung tâm mới hiện đại và giàu bản sắc phía Tây Thủ đô.
Bộ ba trilogy album "Love Yourself" của BTS.
K-pop tại Mỹ: Khủng hoảng doanh số hay bước chuyển mô hình?
(Ngày Nay) - Thị trường K-pop tại Mỹ, điểm đến được mệnh danh là “mỏ vàng” của làn sóng Hallyu, đang trải qua những tín hiệu không mấy khả quan về doanh số album. Tuy nhiên, giới chuyên môn cho rằng đây chỉ là bước chuyển mình tất yếu khi thói quen tiêu dùng thay đổi, và đặc biệt, sự trở lại đầy đủ của BTS trong năm 2025 có thể trở thành cú hích lớn đưa K-pop bước vào chu kỳ tăng trưởng mới.
Tổng số nhiệm vụ cần phân định trong lĩnh vực y tế lần này là 35 nhiệm vụ. Ảnh: VGP
Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền trong lĩnh vực y tế
(Ngày Nay) - Việc giao quyền sâu rộng cho địa phương không phải là sự buông lỏng quản lý, mà là thiết lập lại trật tự phân công, để các cấp có điều kiện thực hiện đầy đủ vai trò, nhiệm vụ của mình, từ đó phục vụ người dân tốt hơn, kịp thời hơn.
Phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN.
Tăng tính tự chủ, sáng tạo của địa phương trong quản lý giáo dục - đào tạo
(Ngày Nay) - Chính phủ đã ban hành Nghị định số 142/2025/NĐ-CP quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương hai cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo; Nghị định số 143/2025/NĐ-CP quy định phân quyền, phân cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Khách tham quan triển lãm “Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo”.
Triển lãm Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, Bảo tàng Mỹ thuật Huế tổ chức khai mạc Triển lãm và trình diễn áo dài với chủ đề "Ngôn ngữ nghệ thuật Điềm Phùng Thị - sự tiếp biến và sáng tạo", nhân kỷ niệm 105 năm Ngày sinh của bà (1920-2025).
Tiết mục văn nghệ do các nghệ sỹ Việt Nam trình diễn.
Văn hóa - nghệ thuật kết nối tình hữu nghị giữa nhân dân TP HCM và bạn bè quốc tế
(Ngày Nay) - Ngày 15/6, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Thành phố Hồ Chí Minh (HUFO) tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ “Giao lưu hữu nghị năm 2025”, nhằm tăng cường sự hiểu biết và mối quan hệ hữu nghị, hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực văn hóa - văn nghệ giữa nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh và nhân dân các nước đang sinh sống, học tập và làm việc tại Thành phố Hồ Chí Minh.