Sau 3 tháng chiến tranh, cuộc sống tại Nga thay đổi sâu sắc

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố chiến dịch quân sự tại Ukraine, chiến tranh dường như ở rất xa lãnh thổ Nga. Vài ngày sau, người dân Nga bắt đầu cảm nhận những "dư chấn" của cuộc chiến qua các lệnh trừng phạt sâu rộng của các chính phủ phương Tây và các tập đoàn quốc tế.
Trung tâm thương mại GUM ở Moscow vắng khách kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Ảnh: AP
Trung tâm thương mại GUM ở Moscow vắng khách kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra. Ảnh: AP

Ba tháng sau, tác động của cuộc chiến đã thực sự ảnh hưởng tới nước Nga. Các trung tâm mua sắm rộng lớn của Moscow trở nên thưa vắng do các cửa hàng bán lẻ nhãn hiệu phương Tây bị đóng cửa.

McDonald’s - công ty bán đồ ăn nhanh của Mỹ đã xâm nhập vào thị trường Nga từ năm 1990 và sớm trở thàng một hiện tượng văn hóa, giờ đã rút khỏi Nga hoàn toàn. Hãng nội thất Thụy Điển IKEA, hình ảnh thu nhỏ của các tiện nghi hiện đại với giá cả phải chăng, cũng chịu chung số phận tương tự. Chỉ trong thời gian ngắn, hàng chục nghìn người lao động bỗng chốc rơi vào cảnh thất nghiệp.

Các công ty công nghiệp lớn bao gồm các đại gia dầu khí BP, Shell và nhà sản xuất ô tô Renault đã rời khỏi thị trường Nga, bất chấp các khoản đầu tư lớn tại quốc gia này. Shell ước tính sẽ mất khoảng 5 tỷ USD khi cố gắng "giải cứu" các tài sản của hãng ở Nga.

Ngành bán lẻ không phải là nạn nhân duy nhất của cuộc xung đột Nga-Ukraine. Hoạt động đi lại của người dân Nga cũng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng khi 27 quốc gia của EU cùng với Mỹ và Canada đã cấm các chuyến bay đến và đi từ Nga. Thủ đô Tallinn của Estonia, từng chỉ cách Moscow 90 phút bằng đường hàng không, giờ phải mất ít nhất 12 giờ do chỉ còn đường bay từ ngả Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ.

Sau 3 tháng chiến tranh, cuộc sống tại Nga thay đổi sâu sắc ảnh 1

Hãng đồ ăn nhanh McDonald's rút khỏi thị trường Nga nhằm phản đối chiến tranh. Ảnh: AP

Bên cạnh đó, hoạt động truy cập Internet và mạng xã hội của người Nga cũng đã bị thu hẹp. Vào tháng 3, chính phủ Nga đã cấm Facebook và Instagram, mặc dù người dùng vẫn có thể lách luật bằng cách sử dụng mạng riêng ảo (VPN).

Sau khi chính quyền Nga thông qua đạo luật phạt tù lên đến 15 năm nếu đăng tải "tin tức giả" về chiến tranh, nhiều hãng thông tấn độc lập tại nước này đã phải đóng cửa hoặc đình chỉ hoạt động, trong đó có tờ Novaya Gazeta, tờ báo mà biên tập viên Dmitry Muratov đã đoạt giải Nobel Hòa bình gần nhất.

Hậu quả kinh tế mà người dân Nga phải gánh chịu vẫn chưa thể hiện hết.

Trong những ngày đầu chiến tranh, đồng rúp của Nga mất một nửa giá trị. Nhưng những nỗ lực của chính phủ để củng cố đồng nội tệ đã thực sự nâng giá trị của nó lên cao hơn mức trước chiến tranh.

Nhưng về hoạt động kinh tế, “đó là một câu chuyện hoàn toàn khác”, Chris Weafer, một nhà phân tích kinh tế Nga tại hãng tư vấn tài chính Macro-Advisory, cho biết.

“Chúng tôi nhận thấy sự suy thoái của nền kinh tế Nga hiện nay trên một loạt các lĩnh vực. Các công ty đang cảnh báo rằng họ sắp hết nguồn dự trữ phụ tùng thay thế. Nhiều công ty cho nhân viên đi làm bán thời gian, còn những công ty khác cảnh báo họ phải đóng cửa hoàn toàn. Vì vậy, thực sự có một nỗi lo sợ rằng tỷ lệ thất nghiệp sẽ gia tăng trong những tháng mùa hè, và chỉ số tiêu dùng và doanh số bán lẻ cũng như đầu tư sẽ giảm mạnh", ông Weafer cho biết.

Vị chuyên gia tài chính cũng chỉ ra rằng dù đồng rúp đang tương đối mạnh, tuy nhiên nó có thể gây ra các vấn đề đối với ngân sách quốc gia.

“Họ nhận được doanh thu một cách hiệu quả bằng ngoại tệ từ các nhà xuất khẩu và các khoản thanh toán của họ bằng đồng rúp. Vì vậy, đồng rúp càng mạnh thì đồng nghĩa với việc họ thực sự phải chi càng ít tiền hơn. Điều đó sẽ làm cho các hãng xuất khẩu của Nga kém cạnh tranh hơn, vì hàng hóa của đang có giá đắt hơn trên thị trường thế giới", ông Weafer nói.

Sau 3 tháng chiến tranh, cuộc sống tại Nga thay đổi sâu sắc ảnh 2

Nhiều nhãn hàng phương Tây đang đình chỉ hoạt động tại Nga. Ảnh: AP

Nếu chiến tranh kéo dài, nhiều công ty có thể rút khỏi Nga. Weafer nhận định rằng những công ty chỉ bị đình chỉ hoạt động có thể tiếp tục trở lại nếu Nga và Ukraine đạt được thỏa thuận ngừng bắn.

“Nếu dạo quanh các trung tâm mua sắm ở Moscow, bạn có thể thấy rằng nhiều cửa hàng thời trang của phương Tây chỉ mới kéo cửa chớp xuống. Kệ của họ vẫn còn hàng, đèn vẫn sáng. Họ chỉ đơn giản là không mở cửa. Vì vậy, họ vẫn chưa rút ra. Họ đang chờ xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo", vị chuyên gia giải thích.

Weafer cho biết những công ty này sẽ sớm phải giải quyết tình trạng lấp lửng mà các doanh nghiệp Nga của họ đang mắc phải.

“Chúng ta đang đi đến giai đoạn mà các công ty bắt đầu cạn kiệt thời gian, hoặc có thể hết kiên nhẫn", ông Weafer nói.

Theo AP
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hiện tại, UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn tại quán H2 CLub.
Vụ quán H2 Club ở Hà Nam: Nghiêm cấm hành vi tổ chức biểu diễn trái phép
(Ngày Nay) - Sau khi Ngày Nay đăng tải loạt bài viết phản ánh việc quán bar H2 Club tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục, phản cảm; hoạt động “chui” khi chưa đủ điều kiện được phép kinh doanh; cùng một số dấu hiệu vi phạm khác; UBND tỉnh Hà Nam và UBND thị xã Duy Tiên đã vào cuộc xử phạt hành chính đồng thời nghiêm cấm tổ chức hoạt động biểu diễn.
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
Tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024 tại Hà Nội
(Ngày Nay) - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã giao Cục Nghệ thuật biểu diễn chủ trì, phối hợp với Cục Hợp tác quốc tế, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Hà Nội, Nhà hát Múa rối Việt Nam và các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Liên hoan Múa rối quốc tế - 2024, dự kiến diễn vào tháng 10/2024, tại Hà Nội.
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
Bảo đảm môi trường du lịch an toàn cho du khách dịp nghỉ lễ
(Ngày Nay) - Trước nhu cầu du lịch dự báo sẽ tăng cao trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có công văn gửi các sở, ngành, quận, huyện, thị xã, tổ chức, cá nhân quản lý khu, điểm du lịch trên địa bàn đảm bảo an ninh, an toàn cho khách du lịch và giữ gìn môi trường du lịch Thủ đô.
UBND tỉnh Quảng Trị, T&T Group và Công ty năng lượng SK E&S ký kết hợp tác đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh
Tỉnh Quảng Trị và T&T Group hợp tác chuyển đổi năng lượng - tăng trưởng xanh với Tập đoàn SK
Ngày 24/4, tại Seoul (Hàn Quốc), với mục tiêu nhằm củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác về đầu tư, thương mại và tăng trưởng xanh tại tỉnh Quảng Trị, UBND tỉnh Quảng Trị, Tập đoàn T&T Group và SK E&S (Hàn Quốc) đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác về đầu tư, thương mại, chuyển đổi năng lượng và tăng trưởng xanh.
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.