SEA Games 31: Cảm xúc tự hào đọng mãi

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 mà Việt Nam là nước chủ nhà, đã khép lại vào đêm 23/5, song cảm xúc về kỳ tích 6 trận chung kết toàn thắng trong buổi chiều 15/5 còn đọng mãi trong tâm trí của các võ sỹ wushu và người hâm mộ Thủ đô.

Một buổi chiều, sáu lần quốc thiều Việt Nam vang lên tại nhà thi đấu

SEA Games 31: Cảm xúc tự hào đọng mãi ảnh 1
VĐV Ngô Thị Phương Nga vui mừng với chiếc HCV hạng 52 kg nữ

Kể từ năm 2003, điều đặc biệt mới lặp lại vào ngày 15/5/2022 đối với bộ môn wushu của thể thao Việt Nam: Trong tất cả các trận chung kết ở nội dung tán thủ tại một kỳ SEA Games các võ sỹ của chúng ta đều thắng giòn giã.

“Mở hàng” may mắn là cô gái 21 tuổi cao dong dỏng Ngô Phương Nga ở hạng cân 52 kg. Tiếp theo là Nguyễn Thị Thu Thủy ở hạng cân 56 kg và Nguyễn Thị Trang ở hạng cân 60. Sau đó là các võ sĩ nam: Bùi Trường Giang (hạng cân 60kg nam), Trương Văn Chưởng (hạng cân 65kg nam), Nguyễn Văn Tài (hạng cân 70kg nam).

Sáu vận động viên của chúng ta vượt qua các đối thủ mạnh từ Indonesia, Thái Lan và Myanma để giành sáu tấm huy chương vàng quý giá. Sáu lần quốc thiều của Việt Nam được cử lên hùng tráng, làm nức lòng các cổ động viên tại Trung tâm Thể dục Thể thao quận Cầu Giấy, Hà Nội. Sáu lần quốc kỳ của Việt Nam được kéo lên ở vị trí cao nhất. Như vậy, chỉ riêng môn wushu đã mang về cho đất nước 10 tấm huy chương vàng tại SEA Games 31.

Ngô Phương Nga thừa nhận rằng lên đài ở trận chung kết đầu tiên trong buổi chiều 15/5 gây cho cô áp lực tinh thần mạnh mẽ - nếu cô thất bại thì tâm lý của những người thi đấu sau ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Cô tâm sự: Em chỉ biết cố gắng hết sức thôi, vì màu cờ sắc áo, để đáp ứng sự mong chờ của cả đội, của người hâm mộ. Đã vào tới trận chung kết thì vận động viên nào cũng mạnh, song hôm nay em có chút may là đối thủ Indonesia thực ra lại không “khó chơi” bằng nữ võ sỹ Philippines mà em đã gặp trong trận trước. Kết quả của em cũng như của đồng đội tại giải này là quá trình nỗ lực không mệt mỏi của cả thầy lẫn trò trong suốt gần 3 năm qua, kể từ SEA Games 30 ở Philippines vào năm 2019.

Vượt qua đại dịch COVID-19

SEA Games 31: Cảm xúc tự hào đọng mãi ảnh 2
Trọng tài công bố VĐV Nguyễn Thị Trang (Việt Nam, xanh) thắng VĐV Su Hliang Win (Myanmar, đỏ) ở chung kết hạng 60 kg, giành HCV thứ 3 nội dung Tán thủ. Ảnh: Phạm Tuấn Anh/TTXVN

Huấn luyện viên Nguyễn Thúy Ngân thừa nhận sự tập luyện hăng say và ý chí thi đấu sắt thép của các nữ học trò, từ Phương Nga cho tới Thu Thủy và Nguyễn Thị Trang.

Chị Thúy Ngân cho biết: Do dịch COVID-19 nên các võ sỹ wushu cũng như các vận động viện khác của Việt Nam không có sự giao lưu quốc tế. Khi chưa có dịch bệnh, trước mỗi kỳ SEA Games thầy trò chúng tôi đều được đi tập huấn ở Trung Quốc và cơ hội chiến thắng trong khi thi đấu vì thế cũng cao hơn. Còn trước dịp diễn ra SEA Games 31 chúng tôi chỉ có một chuyến tập huấn dài 30 ngày tại Đà Nẵng. Để thích nghi với hoàn cảnh mới, các huấn luyện viên đã phải thay đổi giáo án luyện tập đối với các vận động viên. Tôi rất vui là dịch viêm đường hô hấp cấp không thể cướp đi những tấm huy chương của các em. Các em đã nỗ lực gấp bội so với bình thường. Bù lại, các võ sỹ của chúng ta nhận được sự cổ vũ trực tiếp và nhiệt tình của người hâm mộ nước nhà.

Võ sỹ Bùi Trường Giang, người mở đầu loạt chiến thắng của các vận động viên nam Việt Nam ở nội dung tán thủ, thừa nhận anh chịu một ít áp lực tâm lý vì gần 3 năm qua không được tham dự một giải quốc tế nào. Tuy nhiên, các huấn luyện viên đã áp dụng nhiều liệu pháp tinh thần để các học trò không bị “khớp” trước các đối thủ mạnh trong khu vực. Các giải đấu nội bộ cũng có nhiều tác dụng để thành tích của wushu Việt Nam “cất cánh” ở SEA Games 31.

Huấn luyện viên wushu Phan Quốc Phương (chuyên viên của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội) cho biết, anh có đôi chút bất ngờ về thành tích vang dội của các võ sỹ wushu của Việt Nam trong ngày 15/5 dù anh nắm rõ tương quan lực lượng về wushu của các nước ở Đông Nam Á. Anh cũng tự hào về việc thành phố Hà Nội đã đóng góp nhiều nhân tài cho đội tuyển wushu quốc gia.

Theo huấn luyện viên Phan Quốc Phương, phong trào luyện tập wushu ở Thủ đô rất phát triển và ở mức cao hơn mặt bằng chung của cả nước. Bộ môn wushu phù hợp với thể tạng và tính cách của con người Việt Nam nên thành tích thi đấu của các võ sỹ chúng ta ngày càng cao. SEA Games 31 cho thấy trình độ của các vận động viên wushu của Việt Nam đã nhỉnh hơn so với các quốc gia khác trong khu vực. Trong số 6 trận chung kết ở nội dung tán thủ ngày hôm nay chỉ có 1 trận võ sỹ của chúng ta phải qua 3 hiệp mới giành được chiến thắng, 5 trận còn lại các vận động viên của chúng ta thắng áp đảo chỉ sau 2 hiệp đấu, đối thủ tâm phục khẩu phục.

Thành tích của các võ sỹ wushu của Việt Nam đã truyền cảm hứng mạnh mẽ cho người hâm mộ có mặt ở Trung tâm Thể dục Thể thao quận Cầu Giấy trong chiều 15/5. Em Nguyễn Nhật Minh, 13 tuổi, học sinh lớp 7 không ngớt lời bày tỏ sự khâm phục về tài năng của các anh, các chị vận động viên. Em nói: Hè này, cháu sẽ xin bố mẹ cho tập wushu. Cháu muốn được nhanh nhẹn, rắn rỏi như các anh chị.

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.