Số hóa di sản - Cầu nối quá khứ và tương lai

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Khoảng 20 năm trở lại đây, số hóa di sản là chủ đề được giới chuyên môn và công chúng đặc biệt quan tâm.

Số hóa - giải pháp tất yếu của thời đại

Cục di sản Văn hóa thống kê tại Việt Nam hiện có 6 di tích Quốc gia, 107 di tích quốc gia đặc biệt; 395 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 237 bảo vật quốc gia được ghi danh trong nước và 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới; 13 di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, 2 di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp được ghi danh quốc tế. Tuy nhiên, các di sản văn hóa luôn đứng trước nguy cơ bị mai một hay thậm chí bị biến mất hoàn toàn dưới tác động của thời gian, sự phát triển của các ngành công nghiệp, sự biến đổi của địa lý và khí hậu, những biến dạng của môi trường sống, ý thức của cộng đồng, sự xê dịch văn hóa và thay đổi của ý thức hệ, ... Theo đó, số hóa di sản là giải pháp tất yếu của thời đại mới.

Tại Việt Nam, nhiều dự án số hóa di sản đã được triển khai và gây tiếng vang lớn như dự án bảo tàng 3D - Hồ Chí Minh hay dự án phục dựng công trình kiến trúc phố cổ Hà Nội, tượng Quan Âm chùa Báo Ân, cột đá chùa Dạm với kiến trúc họa tiết rồng thời Lý, … bằng công nghệ đồ họa 3D góp phần bảo tồn các công trình kiến trúc Việt Nam của kiến trúc sư Đinh Việt Phương.

Số hóa di sản - Cầu nối quá khứ và tương lai ảnh 1

Phòng trưng bày ảo với trải nghiệm tương tác mô hình 3D hiện vật xoay 360 độ của Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh (Nguồn ảnh: Tạp chí Thế giới Di sản)

Đặc biệt, đầu tháng 12-2021, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã ký Quyết định phê duyệt chương trình “Số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030” nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững. Đây là chủ trương thật sự cần thiết, đóng góp tích cực vào quá trình bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa truyền thống.

Metaverse thổi làn gió mới cho di sản

Thuật ngữ "metaverse" được đề cập lần đầu trong tiểu thuyết khoa học viễn tưởng Snow Crash của tác giả Stephenson, mô tả một thế giới ảo nơi con người sử dụng Virtual Reality và Digital Avatar để khám phá, tương tác với nhau. Thuật ngữ bắt đầu thu hút sự chú ý rộng rãi khi được Mark Zuckerberg nhắc đến trong sự kiện đổi tên công ty thành Meta hồi tháng 6 năm 2021.

Hiện vẫn chưa có khái niệm thống nhất về metaverse, nhưng các công ty công nghệ tin metaverse không chỉ là nơi tái hiện sống động trải nghiệm đời thực trong môi trường số mà còn có thể tích hợp cả hai môi trường này với nhau.

Số hóa di sản - Cầu nối quá khứ và tương lai ảnh 2

Metaverse được cho là công nghệ thay đổi các thức tiếp cận thông tin của nhân loại. Ảnh: Advertising VietNam.

Hiểu theo cách đơn giản, khi ứng dụng metaverse trong dự án bảo tàng 3D - Hồ Chí Minh, bạn không chỉ được tham quan 360° bảo tàng bằng thị giác mà còn được tương tác với những người tham quan khác cùng nhiều tiện ích liên quan.

Metaverse mở rộng mọi trải nghiệm theo cách vượt trội hơn, toàn diện hơn sẽ góp phần không nhỏ vào sức hút của các dự án “số hóa di sản” trong tương lai.

Cơ hội ứng dụng Metaverse vào đời sống

Tháng 8/2023, Cơ quan Xúc tiến Công nghiệp CNTT Busan (BIPA) và Ủy ban Công tác ASEAN-Hàn Quốc về Hợp tác Di sản Văn hóa phát động tổ chức cuộc thi "2023 ASEAN-ROK Youth Metaverse Idea Contest” nhằm tìm kiếm các ý tưởng ứng dụng công nghệ Metaverse trong lĩnh vực "Di sản văn hóa và Du lịch".

Cuộc thi được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của các ngành Metaverse thông qua hợp tác chung giữa ASEAN và Hàn Quốc. Sinh viên đại học tại các Quốc gia Thành viên ASEAN hoặc sinh viên ASEAN tại Hàn Quốc có thể phát triển và đề xuất các ý tưởng sáng tạo trong lĩnh vực di sản văn hóa và du lịch bằng cách sử dụng công nghệ Metaverse.

Số hóa di sản - Cầu nối quá khứ và tương lai ảnh 3
ASEAN-ROK Youth Metaverse Idea Contest (Focusing on Cultural Heritage)

Dự kiến, vòng chung kết của cuộc thi sẽ được tổ chức tại Busan, Hàn Quốc (11/2023).

Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
Tìm hiểu vaccine ngừa ung thư của Nga
(Ngày Nay) - Nga vừa thông báo tuyển tình nguyện viên để thử nghiệm lâm sàng vaccine ngừa ung thư mới có tên là Enteromix. Vaccine do Trung tâm Nghiên cứu Y học Quốc gia về X quang của Bộ Y tế và Viện Y sinh Engelhardt thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga hợp tác điều chế, được Nga tuyên bố là bước đột phá trong cuộc chiến chống ung thư.