Sò huyết: Món ăn bổ dưỡng sẽ thành thuốc độc nếu ăn sai cách

Sò huyết là món hải sản ngon, bổ dưỡng được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, nếu không được sử dụng đúng cách thì sò huyết cực kì hại cho sức khoẻ.
Sò huyết: Món ăn bổ dưỡng sẽ thành thuốc độc nếu ăn sai cách

Thực tế sò huyết là loại hải sản rất tốt cho sức khỏe, các thành phần dinh dưỡng có tác dụng tăng cường sự dẻo dai, cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Trong con sò huyết có nguồn chất đạm phong phú, chứa nhiều khoáng chất có giá trị dinh dưỡng cao như magiê và kẽm, hai chất này giúp tăng cường sức dẻo dai cho cơ thể.

Sò huyết không chỉ chứa vitamin, khoáng chất mà còn có hàm lượng cao Omega-3 một axit béo quan trọng giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch. Đây là nguồn protein đặc biệt tốt.

Ngoài ra, thực phẩm này hay bị bỏ qua nhưng chúng thực sự có hàm lượng kẽm cao, rất tuyệt vời cho da và tóc, cũng như chức năng miễn dịch đồng thời vitamin A ở dạng retinol trong sò huyết có thể dễ dàng hấp thu vào cơ thể và giúp tăng cường tầm nhìn ban đêm.

Trong các loại sò, sò huyết chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, với nguồn chất đạm phong phú, ít mỡ, nhiều khoáng, sò huyết là món hải sản ngon, được nhiều người ưa thích. Thịt sò và vỏ sò đều được y học cổ truyền dùng làm thuốc.

Theo Đông y, thịt sò huyết có vị ngọt, mặn, tính ấm, không độc, tác dụng bổ huyết, kiện vị, chứng huyết hư, thiếu máu, kiết lỵ ra máu mũi, viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém.

Nướng sò huyết trên than hồng, thấy vỏ sò bung ra, có nước béo màu đỏ thì lấy thịt sò ăn nóng với gia vị. Hoặc lấy thịt sò phơi, sấy khô, tán nhỏ rây bột mịn rồi uống mỗi lần 2 – 4g, ngày 2 – 3 lần.

Vỏ sò vị ngọt, mặn, tính hơi lạnh, trị viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu hóa kém, đại tiện ra máu, cam răng.

Cách làm bột vỏ sò: Vỏ sò đã lấy hết thịt, rửa sạch, đập vụn cho vào nồi đất trát kín, nung đến khi đỏ hồng. Lấy ra để nguội, tán nhỏ, rây bột mịn, hoặc nhúng ngay vỏ sò đang hồng vào giấm với tỷ lệ 1kg vỏ sò với 100ml giấm rồi mới tán bột mịn

Sò huyết: Món ăn bổ dưỡng sẽ thành thuốc độc nếu ăn sai cách ảnh 1

Một số cách dùng sò huyết chữa bệnh

Bồi dưỡng cơ thể suy nhược, lao phổi, thanh nhiệt: Thịt sò huyết 100g, lá hẹ 100g ninh nhừ, ăn 2 lần trong ngày.

Chữa tăng huyết áp, bệnh béo phì: Thịt sò huyết 100g, thảo quyết minh 100g, nước vừa đủ nấu chín, ăn trong ngày.

Chữa kinh nguyệt ra quá nhiều: Thịt sò huyết 100g nấu với thịt lợn 100g, ăn trước khi hành kinh.

Chữa dạ dày ợ chua, tiêu tích, hóa đàm: Uống bột vỏ sò 12 – 20g/1 lần với nước ấm, ngày 2 lần trước bữa cơm.

Chữa đại tiện ra máu: Ngày dùng bột vỏ sò 2 lần, mỗi lần 15g, uống với nước ấm.

Chữa cam răng: Uống bột vỏ sò ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Chữa tụ máu, bầm tím: Ngày uống bột vỏ sò 2 lần sáng và tối, mỗi lần 1 thìa canh, uống với nước ấm, có thể hòa tí rượu trắng uống giúp thuốc chuyển vận nhanh.

Lưu ý cần biết khi ăn sò huyết:

Sò huyết: Món ăn bổ dưỡng sẽ thành thuốc độc nếu ăn sai cách ảnh 2

- Các loại sò sống trong bùn và nước, chắc chắn sẽ mang nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và có thể bị ô nhiễm kim loại nặng cũng như các chất thải độc hại nếu nuôi ở vùng nước ô nhiễm.

Sò huyết sống có thể mang virus và vi khuẩn, bao gồm cả viêm gan A, thương hàn, kiết lỵ, tả, e.coli, giun… ó thể còn sống, gây nhiễm trùng tiêu hoá, ngộ độc, dị ứng... cho người ăn. Do đó, khi dùng sò huyết, bạn cần nấu chín và tuyệt đối không ăn sò huyết sống.

- Chưa kể, do sống trong môi trường nước ô nhiễm thì một số loại sò huyết còn bị nhiễm kim loại nặng và các loại chất thải có trong nước.

- Trong sò chứa rất nhiều các loại vi khuẩn và virus gây bệnh. Sò huyết mang trong mình vi khuẩn viêm gan và thương hàn. Mặc dù chúng ta luộc sò huyết và cho sôi nhanh song vẫn không ngăn được những mầm bệnh chết người có trong sò huyết, bao gồm cả bệnh lị.

Sò huyết từ vùng biển của Trung Quốc cũng từng làm bùng phát bệnh viêm gan.

- Mức độ retinol quá cao còn liên quan đến dị tật bẩm sinh nên không khuyến khích phụ nữ có thai ăn món này.

- Do tất cả những nguy cơ đã nói ở trên, cần rất thận trọng khi cho trẻ ăn sò huyết vì nếu loại thực phẩm này không được nấu chín thì sẽ gây ngộ độc cho trẻ. Khi mua sò huyết để chế biến món cho con, mẹ tuyệt đối phải chọn sò tươi, ngon. Khi chế biến, đảm bảo sò phải chín kỹ, không được cho bé ăn sò sống hay sò tái. Khi nấu kỹ, sò có thể bị dai, bé không ăn được thì mẹ đừng vội nôn nóng cho con ăn. Thay vào đó, mẹ hãy đợi bé lớn hơn nữa, nhai được thức ăn thật tốt thì mới cho con ăn sò huyết.

Vân Trang

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Hồ ấp trứng rùa tại Trạm Kiểm lâm Hòn Bảy Cạnh-Ban Quản lý Vườn Quốc gia Côn Đảo. Ảnh: Huỳnh Sơn-TTXVN
Côn Đảo vào mùa sinh sản của rùa biển
(Ngày Nay) -  Bình quân mỗi năm gần đây, Vườn Quốc gia Côn Đảo cứu hộ trên 1.500 tổ trứng rùa biển, tiến hành ấp nở nhân tạo và thả trên 150.000 cá thể rùa con về biển.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.