Số lượng hổ Ấn Độ tăng 33% trong 4 năm qua

(Ngày Nay) - Số lượng hổ hoang dã Ấn Độ đã tăng hơn 30% trong vòng 4 năm qua, làm tăng hy vọng hồi sinh loài "mèo lớn" có nguy cơ tuyệt chủng này.
Số lượng hổ Ấn Độ tăng 33% trong 4 năm qua

Một cuộc điều tra của các nhà chức trách Ấn Độ cho thấy có 2.967 con hổ ngoài tự nhiên, tăng từ 2.226 con vào 4 năm trước. Thủ tướng Narendra Modi đã gọi con số này là thành tựu lịch sử và cho biết Ấn Độ là một trong những môi trường sống lớn nhất và an toàn nhất cho hổ trên toàn thế giới.

Cuộc khảo sát toàn diện được thực hiện mỗi 4 năm và được dựa trên thông tin thu thập bởi các khu bảo tồn động vật hoang dã trên có tổng diện tích lên tới 380.000 km2. Ngoài ra dữ liệu còn được thu thập từ gần 350.000 hình ảnh được chụp bởi 26.000 bẫy camera trong các môi trường sống của hổ.

Các chuyên gia bảo tồn cho biết sự gia tăng số lượng hổ là rất hứa hẹn nhưng các số liệu cần được xử lý một cách thận trọng.

Neha Sinha, một nhà bảo tồn động vật hoang dã, cho biết cuộc điều tra dân số có thể cho thấy nhiều con hổ đang sinh sản trong các khu vực được bảo vệ nhưng có những dấu hiệu cho thấy môi trường sống của chúng vẫn bị thu hẹp đáng kể.

Mỗi con hổ trưởng thành cần một khoảng lãnh thổ của riêng mình và lên tới gần 200 km2, vì vậy chúng cần khá nhiều không gian, Sinha nói. "Nếu muốn số lượng của hổ ổn định thì cần phải có đủ môi trường để chúng phân tán".

Môi trường sống của hổ ngày càng bị xâm lấn bởi các dự án phát triển như đường bộ, kênh rạch và đường sắt. Ngoài ra, mối quan hệ giữa người và hổ đang hết sức căng thẳng, khi hổ bị thu hẹp không gian sống nên buộc phải tìm tới các khu vực có người ở để săn bắt gia súc.

Tuần trước, cảnh sát Ấn Độ đã bắt giữ 4 người ở bang Uttar Pradesh sau khi một nhóm dân làng đánh chết một con hổ vốn sinh sống trong khu bảo tồn Pilibhit.

Theo dữ liệu của chính phủ Ấn Độ, trung bình hổ hoặc voi giết chết một người mỗi ngày.

Sinha nói rằng mối quan tâm của các cộng đồng nên được lắng nghe và các nhà chức trách phải có trách nhiệm bồi thường cho nông dân khi hổ săn bắt gia súc. "Gánh nặng bảo tồn hổ không nên đặ lên vai của những người nghèo nhất", cô nói.

Thủ tướng Modi cho biết số lượng các khu bảo tồn đã tăng lên con số 860 vào năm ngoái, từ 692 vào năm 2014.

Năm 1900, có hơn 100.000 con hổ sống ngoài tự nhiên trên toàn thế giới, nhưng đến năm 2010, con số này đã giảm xuống mức thấp kỷ lục là 3.200. Sự suy giảm đã khiến Ấn Độ và 12 quốc gia khác ký thỏa thuận tăng gấp đôi số lượng loài này vào năm 2022. Ông Modi cho biết Ấn Độ đã đạt được mục tiêu này 4 năm trước thời hạn.

Theo The Guardian
Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy trao Bằng khen của Bộ trưởng cho các cá nhân có thành tích xuất sắc. Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN.
Tôn vinh những người trao truyền văn hóa dân tộc ở cộng đồng
(Ngày Nay) - Hội nghị tuyên dương già làng, trưởng bản, nghệ nhân, người có uy tín có nhiều đóng góp trong bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đã diễn ra chiều 18/4 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội).
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Những thách thức Australia phải đối mặt khi tỷ lệ sinh giảm
Dữ liệu mới nhất do Cục Thống kê Australia (ABS) công bố cho thấy tỷ lệ sinh ở Australia hiện thấp gần như ở mức kỷ lục, cho dù nước này đã áp dụng chính sách “tiền thưởng sinh con” từ cách đây 20 năm (2004) để khuyến khích người dân sinh con nhằm khắc phục tình trạng già hóa dân số. Các chuyên gia cho rằng thực tế này có thể gây ra những hậu quả sâu rộng đối với lực lượng lao động, hệ thống y tế và bản sắc văn hóa của đất nước.
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả nguy hiểm nhất trong hơn 10 năm qua hoành hành miền Nam châu Phi
Dịch tả tại khu vực miền Nam châu Phi đang trở nên đáng báo động với các nước Zambia, Zimbabwe và Malawi trở thành tâm điểm của đợt bùng phát nguy hiểm nhất ở châu lục trong ít nhất một thập kỷ này, nhất là trong bối cảnh kho dự trữ vaccine phòng tả toàn cầu đã cạn kiệt.