Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi

Thiên tài vũ trụ Stephen Hawking hạnh phúc nhớ lại: "Jane Wilde và tình yêu không điều kiện của cô ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Nó đã cho tôi một nguồn sức mạnh để sống".
Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi

Stephen Hawking là nhà vật lý học, khoa học vũ trụ được biết đến với công trình nổi tiếng Lược sử thời gianThuyết vạn vật trong thế kỷ 21.

Không chỉ được ghi nhận bởi những đóng góp to lớn về khoa học, ông còn được thế giới ngưỡng mộ bởi ý chí, nghị lực phi thường khi vượt qua căn bệnh hiểm nghèo để tiếp tục sống và theo đuổi đam mê nghiên cứu.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 1

Stephen Hawking là nhà vật lý học và là bậc thầy về khoa học vũ trụ

Bản án tử hình ở tuổi 22

Ở tuổi 22, Stephen Hawking mắc phải căn bệnh nghiệt ngã và được cho là sắp chết, nhưng ông đã hành động như vừa được tái sinh. Khi hầu hết những người trưởng thành trẻ tuổi chào đón tương lai rộng mở tràn trề triển vọng, Hawking đã bị trao cho một án tử hình.

Các bác sĩ chẩn đoán ông bị bệnh ASL - một căn bệnh về thần kinh vận động liên quan tới hội chứng teo cơ bên ngay sau sinh nhật 21 của ông. Chứng bệnh đó đang tiến triển nhanh chóng, và bác sĩ nói rằng ông chắc chắn không thể sống quá 25 tuổi. Tuy nhiên, sau khi chìm sâu vào trầm cảm, nhà vật lý trẻ tuổi đã tìm thấy được sự hồi phục sức mạnh ở một nguồn động lực không ngờ tới.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 2

Chàng thanh niên ngành thiên văn vật lý Stephen Hawking đã bị trao cho một án tử hình khi mới 22 tuổi

Sinh ra ở Oxford, Anh vào năm 1942, Hawking là một đứa trẻ vô cùng thông minh nhưng vụng về trong giao tiếp xã hội. Ông muốn nghiên cứu toán học, nhưng cha của ông, một nhà nghiên cứu y khoa nổi tiếng, đã thuyết phục ông học ngành y.

Sau khi thảo luận với cha mẹ, Hawking đã quyết định học khoa học tự nhiên và vật lý học tại Oxford, trường cũ của cha mình. Chỉ ba năm sau khi tốt nghiệp, nhà khoa học trẻ tuổi quyết định theo đuổi tấm bằng Tiến sĩ ngành Vũ trụ học tại Cambridge.

Tuy nhiên, trong suốt năm 1962, Hawking nhận thấy mình trở nên vụng về, khó khăn trong việc buộc giày và thỉnh thoảng gặp khó khăn khi nói. Trong dịp nghỉ Giáng sinh, mẹ ông đã thuyết phục ông đi khám. Một loạt các kiểm tra đã cho thấy kết luận đáng kinh ngạc về sự tiến triển của bệnh thần kinh vận động (MND). Và tất cả những hứng thú của ông về việc học vũ trụ học, những kế hoạch cho tương lai, xem như trở nên vô nghĩa.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 3

Stephen Hawking tốt nghiệp ĐH Oxford năm 1962

Hawking bị chìm sâu vào trầm cảm và trốn biệt trong phòng. "Tôi cảm thấy đời mình như một tấm bi kịch. Tôi bắt đầu nghe nhạc của nhà soạn nhạc Wagner", ông kể. "Tôi xem âm nhạc của Wagner thật sự phù hợp với tâm trạng u tối của tôi".

Hawking cũng nhớ lại thời gian đó ông luôn ước gì mình có được cơ hội sinh ra lần thứ hai. "Trước khi tình trạng sức khỏe của tôi được chẩn đoán, tôi đã luôn cảm thấy chán nản với cuộc sống. Dường như không có điều gì đáng cho tôi làm. Nhưng không lâu sau khi ra khỏi bệnh viện tôi mơ thấy mình chuẩn bị nhận bản án tử hình. Tôi chợt hiểu ra rằng đã có rất nhiều thứ đáng để làm, nếu tôi được giảm nhẹ bệnh".

Tình yêu – Liều thuốc kỳ diệu

Dẫu cho giấc mơ được giảm nhẹ bệnh dường như không thể xảy ra, Hawking đã tìm thấy cảm hứng trong một lĩnh vực mà ở đó ông chưa bao giờ có được nhiều may mắn: Tình yêu. Ông đã yêu Jane Wilde, cô nữ sinh cùng trường mê văn chương và sùng đạo.

Cô đã cảm phục Hawking, hứa hẹn sẽ chăm sóc ông khi tình trạng sức khỏe của ông xấu đi. Và không lâu sau, cô đón nhận lời cầu hôn của Hawking trong hạnh phúc. Hawking nhớ lại: "Jane Wilde và tình yêu không điều kiện của cô ấy đã thay đổi cuộc đời tôi. Nó đã cho tôi một nguồn sức mạnh để sống".

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 4

Stephen Hawking đem lòng yêu Jane Wilde, cô nữ sinh cùng trường mê văn chương và sùng đạo

Trong tâm trạng héo hon bởi cái chết sắp đến, những suy nghĩ của Hawking bấy giờ tập trung vào vị hôn thê của mình. Ông muốn cưới cô trước khi chết, nhưng quy tắc xã hội yêu cầu ông trở thành một người có công việc làm trong xã hội. Để được kết hôn, ông cần một công việc; để có một công việc, ông cần một học vị tiến sĩ; để có được học vị tiến sĩ nghĩa là ông phải trở lại làm việc.

Ở tuổi 22, Hawking đã quyết định quên đi sự trầm cảm của mình. "Bạn cần phải đủ chín chắn để nhận thức được rằng cuộc sống không công bằng. Hãy làm những gì tốt nhất trong điều kiện của mình", sau này Hawking nói. "Bởi vậy, tôi đã bắt đầu đi làm lần đầu tiên trong đời. Ngạc nhiên thay, tôi nhận ra rằng mình thích được làm việc".

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 5

Đám cưới hạnh phúc giữa Stephen Hawking và Jane Wilde

Ông cũng đặt ra mục tiêu rất cao: kế hoạch viết luận án của ông là áp dụng lý thuyết độc nhất của Roger vào cả vũ trụ. Ông đã làm kinh ngạc các giáo sư và đồng nghiệp với công trình sáng tạo của mình.

Năm 1965, Hawking công bố luận án của mình và được Cambridge trao bằng tiến sĩ. Tác phẩm này đã tạo ra sự ngưỡng mộ trên toàn thế giới về vũ trụ học và tạo ra một sự nghiệp vững chắc cho Hawking. Ngay sau khi nhận bằng tiến sĩ, ông đã kiếm được một công việc. Và ngay sau đó, ông kết hôn với Jane Wilde.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 6

Tình yêu với vị hôn thê đã giúp Stephen Hawking vượt qua căn bệnh hiểm nghèo

Đó là năm 1965, khoảng thời gian ông được tiếp tục sống dường như không còn bao lâu nữa. Khi tình trạng sức khỏe của ông trở nên tồi tệ, Hawking vẫn tiếp tục công việc của mình với sự giúp đỡ của vợ. Ông quyết định sống từng ngày và tận hưởng từng khoảnh khắc cuộc sống còn lại.

Con đường hôn nhân hạnh phúc nhưng cũng đầy chông gai

Những năm mới cưới đầy hoạt động sôi nổi: Jane sống ở London trong thời gian cô hoàn thành việc học đại học và họ du hành tới Mỹ vài lần cho hội thảo và các cuộc gặp liên quan tới vật lý. Cặp vợ chồng rất vất vả mới thuê được nhà trong tầm đi bộ tới Khoa Toán học Ứng dụng và Vật lý lý thuyết (DAMTP) ở Đại học Cambridge nơi ông nhận một vị trí giảng dạy.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 7

Cặp vợ chồng Stephen Hawking và Jane hạnh phúc bên ba đứa con

Chính tình yêu dành cho khoa học cùng sự cổ vũ hết mình của Jane đã tiếp thêm sức mạnh cho Stephen Hawking để ông tiến lên phía trước và dành được những thành tựu không tưởng. Họ hạnh phúc ngắm nhìn ba đứa trẻ - kết tinh tình yêu của họ - lần lượt chào đời.

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân tưởng chừng như hoàn mỹ của Stephen và Jane bắt đầu gặp thử thách. Bệnh tật khiến ông trở nên mất tự tin vào bản thân mình cũng như tạo áp lực đè nặng lên đôi vai của vợ.

Jane đã từng có những lúc yếu lòng và nảy sinh tình cảm với Jonathan Hellyer Jones – một nhạc công đàn organ tại dàn nhạc nhà thờ, người rất quan tâm và ngày càng trở nên gần gũi với gia đình Hawking. Stephen Hawking hiểu những gánh nặng trên đôi vai bé nhỏ của Jane và chấp nhận hoàn cảnh đó. Tuy nhiên, Jane là một người vợ chung thủy và trong sâu thẳm bà vẫn dành tình yêu cho người chồng đã gắn bó với mình hơn 20 năm qua. Bà và Hellyer Jones quyết định không phá vỡ gia đình và mối quan hệ giữa hai người vẫn giữ trong sáng trong một thời gian dài.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 8

Cuộc hôn nhân với Jane hạnh phúc nhưng cũng đầy chông gai

Trong một chuyến đi thăm CERN ở Genève mùa hè năm 1985, Hawking mắc viêm phổi mà với thể trạng sẵn yếu ớt của ông nó có thể đe dọa tính mạng. Đã có lúc bác sĩ hỏi Jane về việc chấm dứt các thiết bị duy trì sự sống của ông. Bà kiên quyết từ chối và ông đã sống sót, nhưng phải trải qua một ca phẫu thuật mở khí quản đòi hỏi chăm sóc điều dưỡng suốt ngày đêm và loại bỏ năng lực phát âm ít ỏi còn lại của ông. Cơ quan Chăm sóc Sức khỏe Anh (NHS) nhận trả phí ở viện điều dưỡng nhưng Jane cương quyết muốn ông sống ở nhà. Chi phí chăm sóc được một quỹ ở Mỹ chu cấp. Các y tá được thuê suốt ba ca để chăm sóc ông 24 tiếng đồng hồ mỗi ngày.

Một lần nữa con thuyền hôn nhân của họ lại chòng chành trước sóng gió. Đó là khi Hawking trở nên ngày càng gần gũi với một trong số các y tá của ông, Elaine Mason. Cuối cùng Hawking nói với Jane rằng ông đang rời bỏ bà để tới với Elaine và rời ngôi nhà chung của hai người vào tháng 2 năm 1990.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 9

Hawking kết hôn với Elaine, một trong những y tá chăm sóc ông

Hawking và Jane chính thức ly dị vào mùa xuân năm 1995, sau đó tới tháng 9 Hawking kết hôn với Elaine.

Tuy nhiên, cuộc hôn nhân thứ hai này không mấy hạnh phúc. Năm 2006, Hawking và Elaine lặng lẽ ly dị. Từ đó, Hawking nối lại quan hệ gần gũi hơn với Jane, cũng như các con và cháu của mình.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 10

Stephen Hawking cùng người vợ đầu Jane và hai con tại Đại học Cambridge vào năm 2013

Vậy là qua bao nhiêu trở ngại, họ lại trở về bên nhau, cùng nhau trải qua những thử thách nghiệt ngã của tạo hóa và dư luận.

Hành trình tới vô hạn...

Một phiên bản hiệu chỉnh của hồi ký trước đây của Jane, nay mang tên mới Travelling to Infinity: My Life with Stephen (tạm dịch: Hành trình tới Vô hạn, Cuộc đời tôi với Stephen) đã tái hiện quãng thời gian nối lại hạnh phúc của hai người.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 11

Vợ chồng Stephen Hawking thật (trái) và 2 diễn viên chính trong phim "The Theory of Everything" (phải)

Cũng dựa trên cuốn hồi ký này, bộ phim The Theory of Everything (tựa Việt: Thuyết yêu thương) ra đời, tái hiện cho khán giả một cách chân thực và cảm động về gần như toàn bộ quãng đời của nhà vật lý tài ba, từ khi ông còn là một sinh viên trên giảng đường cho tới lúc trở thành một giáo sư ngồi xe lăn, được vinh danh bằng các giải thưởng khoa học uy tín.

Không cố gắng xây dựng một tượng đài, cũng không tô vẽ những ánh hào quang, The Theory of Everything là một góc nhìn khác, giản dị, đời tư hơn về Stephen Hawking sau những đóng góp, cống hiến của ông cho nhân loại. Một cuộc hôn nhân đổ vỡ, những mặc cảm, tự ti vì căn bệnh hiểm nghèo, hay những lựa chọn đầy thanh thản, bao dung là những góc khuất sau cuộc đời nhà bác học tài ba mà đến giờ, công chúng mới được biết đến.

Stephen Hawking: Tình yêu của vợ đã thay đổi cuộc đời tôi - anh 12

Stephen Hawking và Jane tham dự lễ ra mắt phim The Theory of Everything vào tháng 12/2014

Bộ phim đã thành công khi hòa quyện được hai yếu tố: sự uyên bác về kiến thức của Stephen Hawking và sự hy sinh cũng như tình yêu của Jane trong chặng đường chông gai đi tìm một công thức “lý giải tất cả mọi điều trong vũ trụ”...

Bộ phim không những thuyết phục được khán giả mà còn khiến chính nguyên mẫu, tức Stephen Hawking, phải rơi nước mắt tại buổi công chiếu bởi tính chân thực và những cảm xúc mà nó mang lại.

Phong Linh (T/h)

Xem thêm:

1. Stephen Hawking và những tiên đoán nhân loại có thể diệt vong

2. Những câu nói 'để đời' của bậc thầy vũ trụ Stephen Hawking

3. Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại

4. Stephen Hawking: Trí thông minh nhân tạo đặt dấu chấm hết cho loài người

5. Lý thuyết Siêu dây và lời giải về vũ trụ đa chiều

Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
Học cách trân quý từng phút giây còn sống
(Ngày Nay) - Khi tôi nghe thấy tin có người nào đó vừa mất đi, tin ấy với tôi như tiếng chuông thức tỉnh. Tiếng chuông đó là một lời nhắc nhở sâu sắc về sự mong manh của kiếp người.
Oai nghi của người tu hành
Oai nghi của người tu hành
(Ngày Nay) - Oai nghi cùng với chánh kiến và tịnh giới là ba yếu tố làm nên đạo hạnh - phẩm chất của tu sĩ Phật giáo, như cố Trưởng lão Hòa thượng Thích Thiện Siêu, bậc am tường kinh luật luận đã từng nhấn mạnh.
Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.