Sự bất ổn của đồng yen phản ánh nỗi lo về tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Đồng nội tệ Nhật Bản vẫn chịu áp lực sau những ngày tăng mạnh làm dấy lên suy đoán rằng chính quyền đã can thiệp để hỗ trợ đồng yen.
Sự bất ổn của đồng yen phản ánh nỗi lo về tăng trưởng tiền lương của Nhật Bản

Đồng yen yếu có nguy cơ làm giảm lợi ích của việc tăng lương được mong đợi từ lâu mà các nhà hoạch định chính sách hy vọng sẽ thúc đẩy một chu kỳ kinh tế lành mạnh. Bất chấp đà tăng, yếu tố thúc đẩy việc bán tháo đồng yen - chênh lệch lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ - vẫn không thay đổi.

Thứ trưởng Bộ Tài chính phụ trách các vấn đề quốc tế Masato Kanda từ chối bình luận về việc liệu chính phủ và Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BOJ) có can thiệp vào thị trường tiền tệ vào cuối ngày 12/7 hay không. Đồng yen đã tăng lên mức cao nhất trong khoảng ba tuần ở mức 157 yen so với đồng USD.

Thế nhưng, ông Kanda vẫn lên tiếng cảnh báo rằng: “80% hàng nhập khẩu của Nhật Bản được tính bằng ngoại tệ, vì vậy giá nhập khẩu tăng khi đồng yen yếu đi do các động thái đầu cơ. Và điều đó sẽ trở thành vấn đề nếu nó gây nguy hiểm cho cuộc sống hằng ngày của mọi người.”

Sự tăng vọt của đồng yen ngày 12/7 theo sau mức tăng khoảng 4 yen so với đồng USD trong ngày 11/7 ngay sau khi báo cáo lạm phát mới nhất của Mỹ làm dấy lên suy đoán rằng Cục Dự trữ Liên bang (FED) sẽ thực hiện cắt giảm lãi suất vào tháng 9.

Dựa trên dự báo tài khoản vãng lai của BOJ công bố ngày 12/7, những chuyên gia theo dõi thị trường cho biết có bằng chứng về sự can thiệp trị giá khoảng 3 nghìn tỷ yen đến 4 nghìn tỷ yen vào tối 11/7.

Theo thống kê của liên đoàn lao động Rengo, các cuộc đàm phán về lương mùa Xuân năm nay đã tạo ra mức tăng trung bình 5,1%, lần đầu tiên đạt mức 5% sau 33 năm. Tuy nhiên, tăng trưởng tiền lương không theo kịp lạm phát.

Theo cuộc khảo sát của BOJ, có tới 95% người dân Nhật Bản cảm thấy giá cả đã tăng trong năm qua, vượt mức 90% trong quý thứ 8 liên tiếp.

Cuộc khảo sát cho thấy tỷ lệ trong tháng 6 đã tăng từ mức 94,4% ba tháng trước đó, cho thấy hầu hết tiếp tục cảm nhận được tác động của việc tăng giá liên tục đối với các nhu yếu phẩm hàng ngày trong bối cảnh đồng yen suy yếu.

Mức tăng giá trung bình hằng năm mà người trả lời nhận thấy là 15,7%, tăng từ mức 14,2% trong cuộc khảo sát tháng 3.

Cuộc khảo sát cũng cho thấy 87,5% số người được hỏi tin rằng giá sẽ còn cao hơn trong một năm nữa, đánh dấu mức cao nhất kể từ tháng 6/2008.

Tác phẩm có tên “Comedian” của nghệ sĩ người Italy Maurizio Cattelan ra mắt lần đầu năm 2019 tại triển lãm Art Basel ở Miami Beach, đã gây tranh cãi về việc có thể được coi là nghệ thuật hay không. Ảnh: AP
6,2 triệu USD cho quả chuối dán tường
(Ngày Nay) - 6,2 triệu USD là mức giá vừa được trả cho một tác phẩm nghệ thuật gây tranh cãi, một quả chuối tươi dán lên tường bằng băng dính bạc. Tác phẩm được đưa ra trong một cuộc bán đấu giá của Sotheby’s ở New York, Mỹ.
Quang cảnh Hội nghị.
Sản phẩm từ các ngành công nghiệp văn hóa tạo nên hiệu ứng du lịch
(Ngày Nay) - Ngày 21/11, tại thành phố Đà Nẵng, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg, ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam (Chỉ thị số 30).
Tiêm vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ. Ảnh: THX/TTXVN
WHO phê duyệt vaccine phòng bệnh đậu mùa khỉ thứ hai
(Ngày Nay) - Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố việc cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine LC16m8 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc tiếp cận vaccine kịp thời tại các cộng đồng đang bùng phát dịch đậu mùa khỉ.