'Sử dụng nguồn vốn xã hội hóa để biên soạn sách giáo khoa'

(Ngày Nay) - Chiều 16/5, tại phiên hợp 45 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã báo cáo việc thực hiện, triển khai Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông.
'Sử dụng nguồn vốn xã hội hóa để biên soạn sách giáo khoa'

Bộ trường Phùng Xuân Nhạ cho biết, theo quy định của Ngân hàng Thế giới, việc tuyển chọn tác giả SGK phải được thực hiện thông qua hình thức đấu thầu rộng rãi.

Việc tổ chức đấu thầu cần có đủ căn cứ pháp lý để xây dựng cơ cấu, thành phần, số lượng tác giả và biên tập viên. Tuy nhiên, ngay sau khi ban hành Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ đã tổ chức 2 lần đấu thầu tuyển chọn tác giả nhưng không tuyển được đủ số lượng.

Nguyên nhân chính là hầu hết các chuyên gia có kinh nghiệm đã sớm ký hợp đồng với các nhà xuất bản và triển khai biên soạn SGK.

Hay ở lần đấu thầu thứ hai để tuyển chọn tác giả, khi Bộ GD&ĐT tổ chức thương thảo để ký hợp đồng, các tác giả đã đưa ra nhiều yêu cầu về nhuận bút lâu dài sau khi biên soạn mà theo quy định thì Bộ không đáp ứng được. Qua tìm hiểu, hầu hết các ứng viên nộp hồ sơ tuyển chọn tác giả đều đang thực hiện hợp đồng biên soạn SGK với các Nhà xuất bản.

Chính phủ báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho phép tiếp tục thực hiện xã hội hóa biên soạn SGK và trường hợp đã có ít nhất 1 bộ sách bảo đảm chất lượng được phê duyệt thì Bộ không tổ chức biên soạn một bộ sách (sử dụng ngân sách nhà nước) nữa, báo VietNamNet dẫn lời Bộ trưởng Nhạ.

Phát biểu về vấn đề này, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng việc Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK không hẳn là tốt nhất.

Vì khi đó các trường sẽ có thiên hướng chọn bộ sách của Bộ mà không chọn sách của các tổ chức, cá nhân. Như vậy, sẽ ảnh hưởng không tốt đến chủ trương xã hội hóa biên soạn SGK.

'Sử dụng nguồn vốn xã hội hóa để biên soạn sách giáo khoa' ảnh 1

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam. Ảnh: Quốc Hội

“Nhưng vì chúng ta tính đến phương án chủ động nên chấp nhận phương án Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn một bộ SGK”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. "Chính phủ đã chỉ đạo sát sao và yêu cầu Bộ thường xuyên liên hệ với Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng quốc hội về việc này".

Theo đó, Bộ GD&ĐT đã làm đúng quy trình trong việc tổ chức biên soạn một bộ SGK, nhưng kết quả không được như mong muốn. Bộ đã có báo cáo đánh giá lý do.

Quan điểm thống nhất là, Chính phủ và Bộ GD&ĐT sẽ cố gắng hết sức, thực hiện hết trách nhiệm với đầy đủ nội dung đã được nêu trong Nghị quyết của Quốc hội. Trường hợp đã cố gắng hết sức nhưng không thực hiện được thì sẽ báo cáo Quốc hội để xin ý kiến.

Phó Thủ tướng đồng ý với kiến nghị của Bộ GD&ĐT và báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội.

"Thực tiễn cho thấy, chúng ta không cần dùng ngân sách Nhà nước để biên soạn SGK. Nhưng cần đề phòng trường hợp, khi xã hội hóa biên soạn SGK không thuận lợi; lúc đó, Quốc hội quyết định giao cho Thủ tướng để chỉ đạo thực hiện", Phó Thủ tướng cho biết.

Ghi nhận nỗ lực của Bộ GD&ĐT

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng nhấn mạnh, đến nay, chúng ta đã có sản phẩm, với 5 bộ SGK được Hội đồng quốc gia thẩm định, phê duyệt, cho phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục phổ thông, để các nhà trường lựa chọn giảng dạy trong năm học tới.

Đó là sự nỗ lực của Chính phủ và Bộ GD&ĐT. Tuy nhiên, so với tiến độ của Nghị quyết, việc thực hiện vẫn còn chậm và có những nhược điểm cần khắc phục.

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, ngoài việc in đẹp, nội dung tốt, cần tính đến yếu tố lưu truyền của SGK, năm sau học lại sách của năm trước. Đặc biệt, cần có chính sách trợ giá, hỗ trợ đối với học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Liên quan đến nguồn vốn để Bộ GD&ĐT tổ chức biên soạn SGK, Phó Chủ tịch Quốc hội kết luận: Khoản tiền này giao Chính phủ quản lý sử dụng hiệu quả, đúng quy định và không trái mục đích. Nếu không sử dụng đến thì càng tốt, càng tiết kiệm, theo báo Giáo dục & Thời đại.

Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
Tình anh em Cuba - Việt Nam trường tồn theo theo thời gian
(Ngày Nay) - Chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Chính quyền nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández tới Việt Nam là sự khẳng định ý chí của La Habana trong việc làm sâu sắc hơn nữa sự hợp tác song phương trên cơ sở mối quan hệ lịch sử anh em gắn kết nhân dân hai nước.
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
Đề xuất thành lập Khu Kinh tế Ninh Cơ
(Ngày Nay) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Thủ tướng Chính phủ Báo cáo thẩm định về việc thành lập Khu kinh tế Ninh Cơ tại tỉnh Nam Định, mở ra tiềm năng phát triển kinh tế biển bền vững, đa ngành và toàn diện cho khu vực phía Nam của tỉnh.
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
Hello Kitty thu về 4 tỷ USD/năm
(Ngày Nay) - Theo tờ Economist, Sanrio, công ty Nhật Bản sở hữu Hello Kitty, kiếm được gần 4 tỷ USD doanh thu từ Hello Kitty mỗi năm. Nhân vật này ước tính đã mang lại cho người tạo ra mình 80 tỷ USD trong 50 năm qua.
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
Liên hợp quốc cảnh báo "ngày tận thế" ở Bắc Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 1/11, các quan chức cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ), gồm Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) và Chương trình Lương thực thế giới (FAO) cùng các nhóm cứu trợ khác, đã lên tiếng cảnh báo tình hình ở phía Bắc Dải Gaza đang ở mức "thảm họa" do xung đột leo thang.
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
Một đảo ở Bắc Cực biến mất
(Ngày Nay) - Ngày 31/10, Hiệp hội địa lý LB Nga thông báo hòn đảo Mesyatsev đã biến mất khỏi quần đảo Franz Josef của Nga ở Bắc Cực.
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
Lan tỏa nghệ thuật hát bội trong cộng đồng
(Ngày Nay) - Là thế hệ thứ 3 trong gia đình có 5 thế hệ theo nghề hát bội, Nghệ nhân Ưu tú Vũ Linh Tâm (tên thật là Nguyễn Văn Tốt, 66 tuổi) đã có hơn 50 năm gắn bó với ánh đèn sân khấu và nghệ thuật hát bội.