Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm

Ngày 30/6/1908, tại khu vực Tunguska của Siberia ở Nga đột nhiên xuất hiện một vụ nổ nghiêm trọng, đây là một sự kiện nổi tiếng với tên là “sự kiện Tunguska”. Vụ nổ cho đến nay gần như chưa có lời giải thích thỏa đáng của khoa học.
Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm

Sự kiện Tunguska là một vụ nổ xảy ra tại tọa độ 60°55′B, 101°57′Đ, gần sông Podkamennaya Tunguska ở vùng tự trị Evenk, Siberi thuộc Nga hiện nay, lúc 7h17 sáng ngày 30/6/1908.

Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm - anh 1

Vị trí xảy ra vụ nổ Tunguska năm 1908 (chấm đỏ). Ảnh Wikipedia

Lần đầu tiên các nhà khoa học đến hiện trường để thực hiện việc kiểm tra, họ đã đoán rằng chắc hẳn đây phải là một sự kiện va chạm thiên thạch, nhưng rút cuộc họ đã không tìm thấy bất kỳ manh mối nào tại hiện trường có liên quan với thiên thạch.

Theo các nhà khoa học, sự kiện Tunguska gây ra bởi vụ nổ trên không của một tiểu hành tinh hay sao chổi từ khoảng cách 5 đến 10 km trên bề mặt Trái đất.

Năng lượng của vụ nổ sau này được ước tính trong khoảng 10 đến 20 triệu tấn TNT, tương đương với Castle Bravo, quả bom hạt nhân mạnh nhất từng được Mỹ chế tạo. Vụ nổ đã làm đổ khoảng 60 triệu cây trên diện tích 2.150 km vuông.

Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm - anh 2

Sức công phá của vụ nổ Tunguska ước tính 10-20 ngàn megaton TNT. Ảnh minh họa

Thiên thạch hay sao chổi?

Thành phần những mảnh sót lại của vật thể Tunguska vẫn là một vấn đề gây tranh cãi. Năm 1930, nhà thiên văn học người Anh F.J.W. Whipple đã cho rằng vật thể Tunguska là một sao chổi. Một sao chổi thiên thạch, gồm chủ yếu là băng và bụi, đã hoàn toàn bốc hơi sau khi va chạm vào khí quyển Trái Đất và không để lại dấu vết rõ ràng nào.

Giả thuyết sao chổi càng được ủng hộ thêm khi trong nhiều đêm sau vụ nổ trên toàn châu Âu đều có bầu trời đêm sáng rực, rõ ràng do bụi phân tán trên tầng cao khí quyển gây ra. Hơn nữa, phân tích những mẫu lấy từ vùng này cho thấy chúng chứa nhiều vật chất sao chổi.

Năm 1983, nhà thiên văn Zdeněk Sekanina đã xuất bản một bài viết chỉ trích giả thuyết sao chổi. Ông chỉ ra rằng một vật thể gồm những vật chất kiểu sao chổi, đi qua khí quyển theo một quỹ đạo hẹp như vậy, phải bị tan rã, trong khi vật thể Tunguska rõ ràng vẫn còn nguyên vẹn khi nó đi vào vùng khí quyển thấp. Sekanina cho rằng bằng chứng cho thấy đó phải là một vật thể đặc chắc, dạng đá, có thể có nguồn gốc thiên thạch.

Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm - anh 3
Ảnh minh họa

Giả thuyết này càng nổi tiếng năm 2001, khi Farinella, Foschini và những người khác xuất bản một cuộc nghiên cứu cho thấy vật thể đó tới từ hướng vành đai thiên thạch. Những người đề xướng giả thuyết sao chổi đã đưa ra lý lẽ rằng vật thể đó là một sao chổi đã vỡ nhưng còn lại lõi đá bên trong cho phép nó đi sâu vào khí quyển.

Khó khăn lớn nhất của giả thuyết thiên thạch là một vật thể đá phải tạo ra một hố va chạm ở nơi nó lao xuống mặt đất, nhưng không hề có một hố nào như vậy được tìm thấy.

Cũng có lý thuyết cho rằng khi thiên thạch đi qua khí quyển gây ra áp suất và nhiệt độ lớn tới mức nó đột ngột nổ tung tan vỡ thành nhiều mảnh. Vụ nổ phải lớn tới mức không hề có một mảnh thiên thạch còn lại nào đủ lớn ở mức có thể phân biệt, và vật chất còn lại trên khí quyển sau vụ nổ đã gây ra hiện tượng rực sáng trên bầu trời đêm.

Sự kiện Tunguska: Vụ nổ trên không thách thức khoa học hơn 100 năm - anh 4

Cây cối xung quanh khu vực vụ nổ..

Những mô hình được công bố năm 1993 cho rằng vật thể đá có đường kính khoảng 60 m với các đặc tính vật lý trong khoảng giữa một chondrit thông thường và một chondrit chứa cacbon.

Christopher Chyba và những người khác đã đưa ra một quá trình theo đó một thiên thạch đá sẽ hoạt động tương tự như vật thể Tunguska. Những mô hình của họ cho thấy khi các lực ngược hướng lao xuống của vật thể trở nên lớn hơn lực liên kết trong vật thể, nó sẽ bị tan vỡ, hầu như giải phóng toàn bộ năng lượng ở một thời điểm. Vì thế sẽ không để lại dấu vết hố va chạm, và sức công phá sẽ ảnh hưởng trong một phạm vi khá rộng, toàn bộ thiệt hại do sóng xung kích và nhiệt gây ra.

Kết luận cuối cùng

Sau một khoảng thời gian dài 105 năm bất lực tìm kiếm, vào năm 2014, một nhóm nghiên cứu quốc tế của các nhà khoa học từ Ukraine, Đức và Mỹ đã tìm thấy một mối tương quan bao gồm các dấu vết ở mức cực vi quan của các mảnh vỡ, nghiên cứu mới nhất này cho thấy vụ nổ Tunguska có thể thực sự là do một sự va chạm thiên thạch dẫn đến vụ nổ bùng phát.

Nhà khoa học người Ukraina thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Victor Kvasnytsya và các đồng nghiệp đã sử dụng các kỹ thuật phân tích hình ảnh và quang phổ mới nhất, họ tìm thấy trong mẫu vật này một số vật liệu đặc biệt – nó bao gồm kim cương và carbon hình lục giác, than chì. Đặc biệt là carbon hình lục giác, được coi là các hóa thạch giàu cacbon được tạo ra khi chịu sự tác động đột ngột của vụ nổ, chẳng hạn như trường hợp khi va chạm thiên thạch.

Phân tích cũng cho thấy bên trong vật liệu carbon lục giác cũng chứa rất nhiều tạp chất cực nhỏ, thành phần của nó chủ yếu là pyrit, hợp kim sắt-niken và niken troilite proluta, những thứ này đều là những tiểu thiên thể, chẳng hạn như thiên thạch đều tự nó có những đặc tính của khoáng sản. Các thành phần cụ thể chi tiết mà tổ thành các khoáng chất đã rõ ràng chỉ ra nguồn gốc của thiên thạch, so với sự tác động của các thành phần khoáng chất do Barringer Crater phát hiện ra ở Arizona, Mỹ là gần như giống hệt nhau.

Những bằng chứng này chỉ ra một thực tế rằng vụ nổ Tunguska là sự kiện va chạm thiên thạch đầu tiên tồi tệ nhất do con người ghi chép lại trong lịch sử.

Xem thêm:

- Năm 2100: Trái đất sẽ hứng chịu thảm họa mang tên thiên thạch

- NASA: Phi hành gia sẽ sống trên sao Hỏa năm 2043

- Bằng chứng Trái đất đang bước vào thời kỳ đại tuyệt chủng thứ 6

- Khám phá Olympus Mons - Đỉnh núi cao nhất Hệ Mặt trời

Trang Ly (T/h)

Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
Khắc họa Hà Nội mộng mơ qua bộ tem bưu chính rực rỡ sắc hoa
(Ngày Nay) -  Hà Nội có 4 mùa Xuân - Hạ - Thu - Đông rõ rệt. Cùng với sự thay đổi của thời tiết, mỗi mùa, Hà Nội lại có vẻ đẹp rất riêng khi khoác lên mình chiếc áo mới, được tô điểm bởi sắc màu của một loài hoa chủ đạo. Yêu tha thiết Hà Nội, mê mẩn với những loài hoa, họa sỹ Nguyễn Quang Vinh đã dành nhiều tâm sức để đưa 12 loài hoa đặc trưng cho 12 tháng trong năm vào bộ tem bưu chính “Hà Nội 12 mùa hoa”.
Ảnh minh họa
Nhiều trẻ nhỏ, người già được “giải cứu” khỏi nắng nóng trên cao tốc Pháp Vân
(Ngày Nay) -  Sáng 28/4, trên nhiều trang mạng xã hội xuất hiện thông tin về một chiếc xe 16 chỗ bị đột ngột hỏng trên cao tốc Pháp Vân (cách Hà Nội khoảng 90 km về phía tỉnh Nghệ An). Chủ Facebook Nghĩa Đào viết: “Nghỉ lễ thuê xe về quê. Số nhọ hỏng xe cách Hà Nội 90km. Cả nhà đứng đường suốt 3 tiếng từ 6h30 đến 9h30. Gọi điện cho công ty thuê xe báo điều xe khác từ Hà Nội lên. Càng chờ càng mất hút...".
Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.