Những ảnh hưởng tâm thần 'thời COVID-19'

Đại dịch COVID-19 đã tác động tới sức khỏe tâm thần của mọi người theo nhiều cách khác nhau, nếu nhẹ thì có thể tự điều chỉnh và khi đại dịch qua đi bệnh sẽ tự hết, còn trường hợp nặng cần có sự can thiệp của y tế. 
Đại dịch COVID-19 tác động tới sức khỏe tâm thần ở các mức độ khác nhau.
Đại dịch COVID-19 tác động tới sức khỏe tâm thần ở các mức độ khác nhau.

Tựu chung có hai cách chính tác động tới sức khỏe tâm thần do đại dịch COVID-19, đó là tác động trực tiếp và tác động gián tiếp.

Ảnh hưởng trực tiếp: COVID-19 tác động đến người ở vùng dịch, người bị cách ly và toàn xã hội theo các mức độ khác nhau, trên nguyên tắc ai càng “gần” virus hơn thì người đó càng bị ảnh hưởng nặng nề hơn.

Tác động gián tiếp là các hậu quả do đại dịch gây ra như bị nghỉ việc, mất thu nhập, đóng cửa hàng, cấm đi lại, kinh tế suy thoái... dẫn đến các căng thẳng vượt quá mức chịu đựng của người bình thường.

Các ảnh hưởng dù là trực tiếp hay gián tiếp đều có thể mạnh mẽ, thậm chí dẫn đến các rối loạn tâm thần. Rối loạn tâm thần do COVID-19 rất đa dạng và phong phú, hay gặp nhất là trầm cảm và lo âu lan tỏa.

Trầm cảm

Bệnh nhân mất hết các hứng thú và sở thích của mình, nét mặt luôn âu sầu hoặc cau có, luôn than phiền mệt mỏi, mất năng lượng. Người trầm cảm ăn mất ngon, sút cân, ngủ rất ít, hay buồn vô cớ, chán nản, bi quan về đại dịch COVID-19 nói chung, về số phận của mình nói riêng. Bệnh nhân hay lo lắng về những việc không đâu, hoạt động chậm chạp hẳn, rất khó quyết định cả với những việc rất đơn giản. Có nhiều bệnh nhân sẽ có những ý nghĩ tiêu cực như cho rằng tình trạng sức khỏe của mình xấu thế thì sẽ chết mất. Tệ hơn, bệnh nhân còn mong muốn mình chết đi cho nhẹ nợ hoặc có hành vi tự sát. Nhìn chung, trầm cảm do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 không bền vững và không kéo dài. Khi đại dịch đi qua được một thời gian, khi nhịp sống trở lại bình thường thì số bệnh nhân trầm cảm này cũng tự khỏi bệnh. Do rối loạn này không bền vững nên thường được gọi là rối loạn thích ứng.

Với các bệnh nhân trầm cảm do COVID-19, cần đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức về dịch bệnh. Tuyên truyền sao cho mọi người không chủ quan về đại dịch, nhưng cũng không được hoang mang. Nếu tuân thủ tốt các yêu cầu giãn cách xã hội thì dịch COVID-19 sớm được khống chế, các bệnh nhân trầm cảm cũng sẽ dần dần khỏi bệnh. Các trường hợp trầm cảm có mất ngủ trầm trọng, bỏ ăn, có ý định tự sát cần được nhập viện và điều trị tại chuyên khoa tâm thần.

Lo âu lan tỏa

Bệnh nhân lo lắng quá mức, không thể kiểm soát. Bệnh nhân lo lắng về bất cứ chủ đề gì như bao giờ đại dịch đi qua, bao nhiêu người đã lây nhiễm, số người chết... không chỉ ở địa phương mà còn trên tầm quốc gia và thế giới. Bệnh nhân biết các lo lắng đó là vô lý và quá mức nhưng không sao kiểm soát được. Bệnh nhân lo lắng suốt cả ngày, từ lúc thức dậy cho đến khi ngủ. Sự lo lắng, căng thẳng đó dẫn đến rất nhiều triệu chứng cơ thể phối hợp như run tay, căng cơ, đánh trống ngực, bồn chồn, đầy bụng, mót đi tiểu liên tục, đi ngoài phân lỏng, vướng ở cổ, khó nuốt... Tình trạng lo lắng căng thẳng của bệnh nhân sẽ nhanh chóng phát triển tới tất cả các khía cạnh của cuộc sống. Bệnh nhân lo không đủ khẩu trang dùng, lo hiệu thuốc tăng giá khẩu trang, nước sát khuẩn, lo cửa hàng đóng cửa thì mua lương thực, thực phẩm ở đâu, nghỉ học thế thì thi cử thế nào... Tóm lại, bệnh nhân lo lắng về mọi thứ có thể xảy ra trên đời, từ nhỏ đến lớn, từ xa đến gần. Mọi sự lo lắng chỉ chấm dứt khi bệnh nhân đã... ngủ. Nhưng bệnh nhân ngủ cũng không sâu giấc và hay dậy sớm. Sau khi thức giấc thì họ lại tiếp tục... lo!

Với các bệnh nhân có lo âu lan tỏa, cần được học các bài tập thở để thư giãn. Đứng hoặc ngồi một chỗ, hít thật sâu, thở chậm khoảng 10 lần thì họ sẽ thấy đỡ lo lắng hơn. Cơ chế của việc thở sâu là làm giảm lo lắng, đó là thông khí tăng, thải trừ bớt lượng CO2 trong máu khiến bệnh nhân giảm lo âu. Tuy tình trạng giảm lo âu sau thở sâu chỉ giảm được tạm thời, nhưng nó lại rất có ích vì giúp bệnh nhân làm chủ lại được chính bản thân mình.

Các trường hợp lo lắng và căng thẳng nặng bệnh nhân cần đến khám tại bác sĩ chuyên khoa tâm thần để được điều trị bằng thuốc bình thần hoặc thuốc chống trầm cảm.

PGS.TS. Bùi Quang Huy (Chủ nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện Quân y 103)

Theo SK&ĐS
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.