Sức mạnh quân sự của Nga tại Syria như 'khoa học viễn tưởng'

Những gì mà chiến dịch quân sự ở Syria thể hiện là kết quả của kế hoạch cải cách quân sự 20 nghìn tỷ rúp được Nga đầu tư và thực hiện trong nhiều năm trở lại đây.
Sức mạnh quân sự của Nga tại Syria như 'khoa học viễn tưởng'

Tổng thống Putin đã ra lệnh rút quân khỏi Syria từ đầu tháng 3 sau khi tuyên bố nhiệm vụ trợ giúp cho chính phủ Syria của Nga về cơ bản đã hoàn thành.

Tuy nhiên ông Putin vẫn giữ một lực lượng nhỏ ở lại căn cứ không quân Latakia cùng lời hứa hẹn sẵn sàng quay trở lại sử dụng vũ lực bất kỳ lúc nào nếu như có sự vi phạm thỏa thuận ngừng bắn từ các bên.

Nhìn vào những gì mà Nga đã làm được cho chính phủ Bashar al-Assad ở Syria, giới quan sát đều có chung nhận định rằng chiến dịch của Nga đã thành công và nó đã hoàn thành một mục tiêu lớn cho Moscow khi cho cả thế giới thấy rằng chương trình hiện đại hóa quân sự mà Nga dồn lực trong nhiều thập kỷ qua đang có những thành tựu rõ rệt.

Trước đó những loại vũ khí mới cùng phương thức tác chiến hiện đại đã được Nga cho cả thế giới chiêm ngưỡng lần đầu tiên tại Crimea vào năm 2014. Còn hiện tại là một sự bất ngờ lớn với sức mạnh không kích trên bầu trời phía đông và miền trung Syria trong suốt sáu tháng qua.

Sức mạnh quân sự của Nga tại Syria như 'khoa học viễn tưởng' ảnh 1

Ở Crimea, quân đội Nga đã chứng minh rằng Moscow có thể đào tạo binh lính và thực thi một cách nhuần nhuyễn đầy kỷ luật trong các chiến dịch chớp nhoáng đòi hỏi hiệu quả tức thì.

Và ở Syria, Nga đã chứng minh được sự linh hoạt của mình khi đạt được hiệu quả trong khả năng tác chiến tầm xa cũng như những thay đổi và cải tiến rõ rệt về mặt vũ khí, đặc biệt là các máy bay ném bom.

"Nga đã thực sự trở lại".

"Họ mang đến Syria một lực lượng không quân hiện đại và tiến hành một chiến dịch kéo dài suốt sáu tháng mà không phải chịu bất kỳ một tổn thất đáng kể nào".

"Nga sử dụng máy bay ném bom kết hợp với máy bay do thám và hình ảnh vệ tinh với các tính năng hiện đại như trong chuyện khoa học viễn tưởng." Michael Kofman chuyên gia phân tích thuộc Viện Kennan nói.

Trong gần sáu tháng hoạt động trên chiến trường Syria, tổn thất lớn nhất của Nga chỉ là một chiếc Su-24 do Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi vào tháng 11.

Những gì mà chiến dịch quân sự ở Syria thể hiện là kết quả của kế hoạch cải cách quân sự được Nga đầu tư và thực hiện trong nhiều năm trở lại đây.

Ngay sau cuộc chiến với Gruzia, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Anatoly Serdyukov đã đưa ra một chương trình đầy tham vọng để cải tiến và nâng cao hiệu năng quân sự Nga. Kế hoạch này sẽ đầu tư 20 nghìn tỷ rúp cho việc đổi mới hệ thống vũ khí theo lộ trình từ năm 2011 đến năm 2020, với mục tiêu sẽ hiện đại hóa 70 % các lực lượng vũ trang.

Đây được coi là mục tiêu đầy tham vọng nhưng không hề ảo tưởng.

Từ lâu quân sự đã là một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của quốc gia này kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991.

Sức mạnh quân sự của Nga tại Syria như 'khoa học viễn tưởng' ảnh 2

Tổng thống Putin mong muốn sẽ tập trung và nâng cao sức mạnh để luôn trong trạng thái sẵn sàng thực thi khả năng quân sự tại bất cứ khu vực nào trên thế giới cũng như có khả năng đối phó với tất cả các quốc gia.

"Sự trở lại của Nga với vị thế siêu cường không thể nhắc đến tiền đề quan trọng chính là ông Putin. Nhà lãnh đạo nước Nga quan niệm rằng lời nói sẽ chẳng làm được gì nếu như không có lực lượng quân đội mạnh mẽ trong tay". Tiến sĩ Nina Khrushcheva từ Viện Quan hệ quốc tế Milano cho biết.

"Đứng từ góc độ của người Nga. Họ luôn thấy mình như đang bị bao quanh bởi các đối thủ thù địch tiềm tàng. Bởi vậy việc hiện đại hóa quân sự của Nga chính là để phòng thủ cho chính mình. Gruzia có thể không cần để mắt nhưng NATO và Trung Quốc thì khác". Dmitry Gorenburg, chuyên gia hàng đầu về quân sự của Nga nêu quan điểm.

Nga đã có những thành công đáng kể trong việc tạo ra một lực lượng phản ứng nhanh và có tính tổ chức, bên cạnh việc nâng cao hiệu quả của lực lượng không quân và khả năng phòng không.

Ở Syria, khả năng quân sự của Nga cũng mang lại hiệu lực gần như hoàn hảo, không chỉ trong hoạt động ném bom mục tiêu mà còn trong cả việc bảo đảm không phận.

Tính "di động" và linh hoạt là sự thay đổi lớn nhất trong cải cách quân sự của Nga, đây là công lao lớn của Bộ trưởng Quốc phòng hiện tại Sergei Shoigu, người đã tiến hành tinh chỉnh các kế hoạch cải cách tổng thể, đặc biệt là chuyển trọng tâm vào cải thiện tính sẵn sàng chiến đấu của lực lượng quân đội lên mức cao hơn dựa trên việc gia tăng các cuộc tập trận quân sự và duyệt binh.

Sức mạnh quân sự của Nga tại Syria như 'khoa học viễn tưởng' ảnh 3

Tính "di động" ở đây là khả năng sẵn sàng thực thi ở mức cao nhất của quân đội để tổng thống Putin có thể tùy ý sử dụng bất kỳ lúc nào mà không cần tốn một khoảng thời gian chuẩn bị lực lượng quân sự và các vấn đề liên quan.

Đó là lý do trong cuộc họp báo đầu tiên của Nga sau khi Điện Kremlin thông báo rút lực lượng quân đội từ Syria trở về, Tổng thống Putin đã hết sức tự tin khi tuyên bố Nga có thể dễ dàng quay trở lại Syria chỉ trong vòng vài tiếng đồng hồ.

Tuy nhiên, khó khăn dành cho Nga vẫn luôn hiện hữu. Hiện đại hóa quân sự luôn là vấn đề tốn kém, và nền kinh tế của Nga thời gian gần đây không đủ điều kiện làm tốt điều này.

Khi điện Kremlin lần đầu tiên công bố kế hoạch vào năm 2011, 20 nghìn tỷ rúp tương đương với khoảng 700 tỷ USD. Nhưng đến năm 2016, đồng rúp đã mất đi gấp nhiều lần giá trị, 20 nghìn tỷ rúp hiện tại chỉ là số tiền ít hơn 300 tỷ USD.

Đây sẽ là những thách thức đối với Nga trong việc tiếp tục các chương trình cải cách quân sự đầy tham vọng của mình trong khi nền kinh tế đang chìm trong cuộc suy thoái lớn.

Nga "có một số lượng khổng lồ các thiết bị của Liên Xô cũ," , các hệ thống này đã có tuổi thọ nhiều thập kỷ và cần thay mới", Kofman nói.

Mặc dù, con đường phía trước trong cuông cuộc hiện đại hóa quân sự của Nga sẽ rất tốn kém và khó khăn. Tuy nhiên, những thành công của chiến dịch Syria cho thấy chương trình này đã đi đúng hướng và hoàn thành được một phần đáng kể.

Khẳng định điều này, ông Kofman cho rằng, sức mạnh và hiệu quả quân sự của Nga trong cuộc chiến với Gruzia năm 2008 với các chiến dịch ở Syria là "một trời một vực".

Minh Vương

Ảnh minh họa
Xây dựng Phú Quốc trở thành trung tâm du lịch biển đảo tầm cỡ quốc tế
(Ngày Nay) -  Ngày 27/4, Văn phòng Chính phủ phát đi Thông báo số 189/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị tổng kết Quyết định số 178/2004/QĐ-TTg ngày 5/10/2004 về Đề án phát triển tổng thể đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020.
Tuyến phố đi bộ Bãi Cháy thu hút đông đảo người dân và du khách trong ngày đầu khai trương. Ảnh: Đức Hiếu - TTXVN
Quảng Ninh đưa thêm một tuyến phố đi bộ vào hoạt động
(Ngày Nay) -  Tối 27/4, tại khu phố cổ công viên Đại Dương, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) tuyến phố đi bộ kết hợp ẩm thực Bãi Cháy chính thức được khai trương. Tuyến phố này hoạt động từ 19 giờ đến 24 giờ hàng ngày.
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
Quảng Ninh vận động du khách không mang rác thải nhựa ra các đảo
(Ngày Nay) - Từ ngày 27/4, ngày đầu tiên của dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, khách du lịch sẽ không được mang các sản phẩm nhựa dùng một lần ra các xã đảo của huyện Vân Đồn (Quảng Ninh), cụ thể gồm 5 xã đảo: Quan Lạn, Minh Châu, Ngọc Vừng, Thắng Lợi, Bản Sen.
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
Trải nghiệm Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang
(Ngày Nay) - Sáng 27/4, tỉnh Tuyên Quang tổ chức Khai mạc Lễ hội khinh khí cầu quốc tế Tuyên Quang lần thứ 3, năm 2024, tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành. Sự kiện đã thu hút hàng nghìn du khách và nhân dân tới tham dự.
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
Hãng hàng không Nhật Bản hủy chuyến bay do phi công say rượu
(Ngày Nay) - Ngày 26/4, hãng hàng không Japan Airlines của Nhật Bản cho biết mới đây hãng đã phải hủy một chuyến bay từ thành phố Dallas (Mỹ) tới Tokyo sau khi tiếp nhận thông tin từ cảnh sát địa phương rằng cơ trưởng của chuyến bay này có hành vi gây rối tại khách sạn do say rượu.