Sucre – Cố đô lịch sử của Bolivia

(Ngày Nay) - Sucre là thủ đô đầu tiên của Bolivia, thành phố này được thành lập bởi người Tây Ban Nha vào năm 1538. Khi mới thành lập thành phố này có tên là Ciudad de la Plata de la Nueva Toledo, thường gọi là "La Plata".
Sucre – Cố đô lịch sử của Bolivia

Khi thành lập thành phố, vua Tây Ban Nha - Pelipe II đã thành lập quận Audiencia de Charcas cho vùng Bolivia. Năm 1609, Tòa thánh La Mã chọn La Plata làm nơi đặt toà tổng giám mục. Kể từ đó trở đi, thành phố này trờ thành một địa điểm quan trọng và có giá trị văn hóa lớn. Năm 1624, người Tây Ban Nha tiếp tục thành lập Trường Đại học Công giáo đầu tiên tại đây, trường có tên gọi Francisco Xavier.

Năm 1839, khi Bolivia dành được độc lập đã chọn "La Plata" làm thủ đô nhưng đổi tên thành "Sucre" để vinh danh và ghi nhớ công ơn của nhà cách mạng Antonio Jose de Sucre. Sau một thời gian thinh vượng, vận mệnh Sucre dần suy yếu khi mỏ bạc ở Potosi cạn kiệt. Đến năm 1898, Chính phủ Bolivia cho rời thủ đô về La Paz, và Surce chỉ còn là dấu ấn của lịch sử và văn hóa.

Sucre – Cố đô lịch sử của Bolivia ảnh 1

Trong thời kỳ hưng thịnh, phát triển có rất nhiều công trình kiến trúc quan trọng đã được xây dựng ở Sucre. Hầu hết các công trình này được sơn màu trắng với mái nhà bằng đất sét đỏ theo phong cách thuộc địa. Một số công trình tiêu biểu trong khu vực trung tâm lịch sử Sucre còn lại hiện nay gồm: Hội trường Độc lập; Thư viện Quốc gia; Bảo tàng công giáo...

Sucre – Cố đô lịch sử của Bolivia ảnh 2

Hội trường Độc lập: được xây dựng từ năm 1621. Đây là một công trình có ý nghĩa lịch sử vô cùng quan trọng của Bolivia. Nó không chỉ là một tòa nhà đơn thuần mà là minh chứng lịch sử cho sự hình thành nước cộng hòa Bolivia ngày nay. Hội trường Độc lập là nơi đã diễn ra lễ ký bản Tuyên ngôn độc lập của Bolivia. Hiện nay, bên trong công trình này vẫn còn trưng bày nhiều hiện vật có giá trị, trong số đó có bức chân dung khổ lớn của Simon Bolivar cùng bức tượng của Tướng Antonio Jose de Sucre và Tướng José Ballivian – những nhân vật anh hùng của Bolivia – những người dẫn đầu đội quân giành thắng lợi trong trận chiến với quân đội Peru xâm lược.

Sucre – Cố đô lịch sử của Bolivia ảnh 3

Bảo tàng công giáo Metropolitan: Bảo tàng Metropolitan vốn là một nhà thờ được xây dựng từ năm 1559 và được xây dựng mở rộng, tu bổ liên tục trong suốt 250 năm sau đó. Kiến trúc của nhà thờ được xây dựng theo phong cách Phục Hưng kết hợp với Baroque. Nội thất bên trong của nhà thờ lại được thiết kế theo phong cách Gothic.

Nhà thờ Metropolitan là nhà thờ duy nhất ở Bolivia có kiến trúc theo phong cách Phục hưng. Nơi đây lưu trữ, trưng bày một bộ sưu tập tranh vô cùng quý giá của các họa sĩ nổi tiếng thế giới. Bộ sưu tập có tên Pinacoteca gồm nhiều bức tranh của các họa sĩ bậc thầy như: Bitti, Fourchaudt và Van Dyck. Ngoài ra nhà thờ cón có một số lượng lớn các đồ trang sức làm bằng bạc, vàng và đá quý có giá trị nghệ thuật cao. Hiện nay, nhà thờ Metropolitan được sử dụng như một bảo tàng công giáo, mở cửa phục vụ khách thăm quan, du lịch.

Sucre – Cố đô lịch sử của Bolivia ảnh 4

Thư viện Quốc gia: là nơi lưu trữ các tài liệu quan trọng nhất của đất nước, trong đó có tài liệu từ thế kỷ 15. Hiện nay thư viện vẫn hoạt động và là nơi thường được các nhà nghiên cứu, các nhà lịch sử và văn hóa thường xuyên lưu tới bởi thư viện có những tài liệu đặc biệt quan trọng mà không thư viện nào khác có được.

Các công trình kiến trúc tại trung tâm lịch sử thành phố Sucre chính là những di sản của thành phố. Những công trình kiến trúc này kết hợp phong cách kiến trúc một cách hòa quyện, khéo léo giữa phong cách Phục Hưng, Baroque và Gothic. Những công trình lịch sử này được bảo quản tốt và còn nguyên vẹn giá trị cho đến ngày hôm nay. 

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Thành phố lịch sử Sucre của Bolivia là Di sản văn hóa thế giới vào năm 1991.

Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.