Tại sao AB là nhóm máu hiếm nhất thế giới?

(Ngày Nay) - Một người mang nhóm máu AB có thể coi là khá hiếm hoi. Vậy tại sao lại có quá ít người mang nhóm máu này đến vậy?
 
Các kháng nguyên quyết định một người thuộc nhóm máu nào. Ảnh: Wisegeekhealth.
Các kháng nguyên quyết định một người thuộc nhóm máu nào. Ảnh: Wisegeekhealth.

Tất cả máu đều chứa các thành phần cơ bản giống nhau: tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và huyết tương.

Kháng nguyên trên bề mặt hồng cầu quyết định nhóm máu

Các tế bào hồng cầu được sản xuất trong tủy xương, có nhiệm vụ vận chuyển oxy trong cơ thể. Trong mỗi 2-3 giọt máu có chứa khoảng một tỷ tế bào máu. Số lượng tế bào hồng cầu vượt xa so với tiểu cầu (có chức năng làm đông máu tại vết thương, giúp ngừng chảy máu) và bạch cầu (giúp bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và các mầm bệnh). Cứ 600 tế bào hồng cầu mới có 40 tế bào tiểu cầu và một tế bào bạch cầu duy nhất.

Bác sĩ Leslie Silberstein, người phát ngôn của Hội Huyết học Mỹ, giải thích rằng trên bề mặt các tế bào hồng cầu có những protein gắn với carbonhydrates - dấu hiệu cơ bản giúp xác định tế bào máu thuộc nhóm nào. Chúng được gọi là các kháng nguyên, thường được xếp thành 8 nhóm máu cơ bản: A, B, AB và O, mỗi loại lại chia ra thành Rh+ và Rh-.

Nhóm máu A chỉ có duy nhất kháng nguyên A trên bề mặt hồng cầu. Tương tự, nhóm máu B chỉ có kháng nguyên B, nhóm máu AB có cả 2 loại kháng nguyên và nhóm máu O không có cả 2. 4 nhóm máu cơ bản này là quan trọng nhất, bởi chúng xác định nhóm máu bệnh nhân có thể tiếp nhận an toàn khi truyền máu.

Các bệnh nhân tiếp nhận máu không tương thích thường có phản ứng rất nguy hiểm. Hệ thống miễn dịch của họ sẽ nhận ra kháng nguyên khác lạ trên bề mặt tế bào máu, dẫn đến xung đột.

Nếu bạn mang nhóm máu Rh+ có nghĩa là trong máu có chứa kháng nguyên Rhesus D, còn Rh- nghĩa là không có. Đây cũng là một đặc tính di truyền ảnh hưởng tới việc truyền máu.

Tại sao AB là nhóm máu hiếm nhất thế giới? ảnh 1 Quy tắc truyền máu cơ bản. Ảnh: Redcrossblood .

Một khảo sát của Trường Y khoa Stanford (Mỹ) đã tính tỷ lệ nhóm máu của dân số nói chung như sau:

O+: 37,4%

O-: 6,6%

A+: 35,7%

A-: 6,3%

B+: 8,5%

B-: 1,5%

AB+: 3,4%

AB-: 0,6%

Đây chỉ là tỷ lệ nói chung, bởi chúng có sự khác biệt đôi chút dựa trên nền tảng sắc tộc. Chẳng hạn như số người châu Á mang nhóm máu B nhiều hơn người da trắng, trong khi nhóm máu O phổ biến hơn trong cộng đồng người gốc Tây Ban Nha.

Nhóm máu hiếm nhất thế giới

Chúng ta thừa hưởng một gen nhóm máu từ mỗi phụ huynh. Tuy nhiên nếu một trong 2 gen bạn được thừa hưởng là O, điều này sẽ không tác động gì nhiều lên gen còn lại. Vì vậy, một người nhóm máu A có thể do thừa hưởng gen A từ cả bố và mẹ, hoặc nhận gen A từ một người và gen O từ người kia. Điều này cũng đúng với người nhóm máu B. Những người nhóm máu O thừa hưởng hai 2 gen O từ phụ huynh.

Những người mang nhóm máu AB được thừa hưởng gen A từ bố hoặc mẹ và gen B từ người còn lại. Dựa trên số lượng người mang nhóm máu A và B, tỷ lệ xảy ra của sự kết hợp đặc biệt này sẽ thấp hơn những trường hợp khác. Tỷ lệ theo khảo sát cũng đã chứng minh một cách trực quan tại sao nhóm máu AB lại hiếm đến thế.

Những người mang nhóm máu hiếm AB, nhưng là AB+, có lợi thế rất lớn là nhận được bất cứ nhóm máu nào. Còn nếu bạn mang nhóm máu O-, tất cả đều cần đến bạn bởi O- có thể truyền cho bất cứ người nào đang cần máu.

Mỗi năm số lượng người cần truyền máu đều rất lớn. Vì vậy dù mang trong mình nhóm máu nào, thỉnh thoảng bạn nên đi hiến máu như một món quà dành tặng người khác.

Theo Zing
Bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam. Ảnh: baochinhphu.vn
Xuất bản bộ sách 14 tập về lịch sử quân sự Việt Nam
(Ngày Nay) - Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vừa tổ chức xuất bản lần thứ ba bộ sách Lịch sử quân sự Việt Nam của Viện Lịch sử quân sự nhằm tiếp tục truyền bá tri thức lịch sử quân sự dân tộc tới các tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế. Đây là một trong những hoạt động hướng tới các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng trong năm 2024.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp chiều 5/11/2024. Ảnh: Minh Đức/TTXVN
Chống lãng phí, khai thác hiệu quả tài sản công
(Ngày Nay) - Các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu - chi ngân sách nhà nước, cơ cấu ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc. Ảnh: VGP/Nhật Bắc.
Thủ tướng tới Vân Nam, bắt đầu chuyến công tác tại Trung Quốc
(Ngày Nay) - Sáng 5/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay quốc tế Trường Thủy (thành phố Côn Minh, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc), bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh GMS, Hội nghị Cấp cao ACMECS, Hội nghị Cấp cao CLMV và làm việc tại Trung Quốc từ ngày 5 đến ngày 8/11/2024.