Tại sao nước biển có vị mặn?

0:00 / 0:00
0:00
Chỉ có chưa đến 1% là nước ngọt ở sông, hồ và suối, và lượng nước ngọt này đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tại sao biển lại mặn.
Tại sao nước biển có vị mặn?

2/3 bề mặt Trái đất được bao phủ trong nước, và 97% trong số đó là nước biển mặn. 3% nước còn lại trên hành tinh của chúng ta là nước ngọt, nhưng 2% bị đóng băng hoặc nằm trong đất. Như vậy, chỉ còn lại chưa đến 1% là nước ngọt ở sông, hồ và suối, và lượng nước ngọt này đóng một vai trò quan trọng trong việc giải thích tại sao biển lại mặn.

Nước di chuyển xung quanh trái đất theo một chu kỳ. Khi bị làm nóng lên bởi mặt trời, nước biển biến đổi thành hơi nước và bay vào trong không khí, gọi là quá trình bốc hơi.

Hơi nước lơ lửng trong không khí được làm mát và trở lại dạng lỏng, tạo thành các đám mây thông qua một quá trình gọi là "ngưng tụ". Nước này cuối cùng từ các đám mây trên trời rơi xuống dưới dạng mưa, mưa đá hoặc tuyết.

Mưa rơi trên đất liền, nước chảy thành suối và sông và cuối cùng chảy ngược ra biển. Sau đó, mặt trời làm nóng nước biển và chu kỳ bắt đầu lại.

Mưa rơi từ trên trời xuống không chỉ là nước tinh khiết, nó chứa một lượng nhỏ carbon dioxide và sulfur dioxide được nước hấp thụ trong khi vẫn còn trong không khí. Điều này có nghĩa là nước mưa có vị chua.

Khi mưa rơi xuống mặt đất, axit yếu này có thể hòa tan một lượng nhỏ muối khoáng từ đá, bao gồm natri và clorua. Trong khi đó, Natri clorua là muối chính trong nước biển và cũng là muối bạn có thể có trên bàn ăn ở nhà. Nước mưa chảy ra khỏi đất liền và vào sông suối dẫn ra biển mang theo các muối hòa tan cùng với nó.

Nhưng tại sao sông và suối mang theo những muối hòa tan này lại mặn như biển?

Trên thực tế, chúng chỉ mang những hàm lượng muối rất thấp. Muối trong biển đã được tích tụ trong hàng tỷ năm. Nước biển chứa lượng muối hòa tan nhiều hơn khoảng 300 lần so với nước sông trung bình.

Cứ một lít nước biển chứa 35 gam muối hòa tan, trong khi một lít nước ngọt chỉ có 0,5 gam. Đó là lý do tại sao chúng ta nói rằng nước biển có nồng độ muối hay độ mặn cao hơn nhiều so với nước ngọt chảy qua sông và suối.

Muối cũng có thể đi vào biển từ các lỗ thông thủy nhiệt dưới đáy đại dương sâu và từ các núi lửa trên đất liền hay dưới biển.

Độ mặn của biển không giống nhau ở mọi nơi. Ở các khu vực nhiệt đới ấm hơn, lượng bốc hơi xảy ra nhiều hơn nên nước mặn hơn. Về phía cực Bắc và Nam, nước biển bị loãng do băng tan nên nước không mặn.

Sự khác biệt về độ mặn này có thể lớn hơn trong tương lai do biến đổi khí hậu. Khí hậu ấm hơn có thể dẫn đến nhiều mưa hơn và băng tan ở Bắc bán cầu và bốc hơi nhiều hơn ở Nam bán cầu, có thể làm thay đổi độ mặn của biển chúng ta.

Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
Thủ tướng Phạm Minh Chính “đặt hàng” 3 yêu cầu và đề nghị Thanh niên Việt Nam thực hiện “5 chủ động”
(Ngày Nay) - Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025) và Tháng Thanh niên 2025, chiều 24/3, tại Trụ sở Chính phủ, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị đối thoại với thanh niên về "Thanh niên Việt Nam tiên phong trong phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia".
Nhộn nhịp thị trường tế bào gốc: Cấm vẫn cứ làm!
Nhộn nhịp thị trường tế bào gốc: Cấm vẫn cứ làm!
(Ngày Nay) - Bộ Y tế Việt Nam cấm sử dụng các sản phẩm tế bào gốc người và động vật để phục vụ mục đích làm đẹp nhưng “có cầu ắt có cung”, hàng loạt doanh nghiệp “núp bóng” phòng khám đang lén lút kinh doanh dịch vụ triệu đô này.
Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng
Các đối tượng được hưởng ưu tiên khu vực, ưu tiên đối tượng trong tuyển sinh đại học, cao đẳng
(Ngày Nay) - Theo hướng dẫn một số nội dung tổ chức Kỳ thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông năm 2025 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, trong thời hạn đăng ký dự thi tốt nghiệp (từ 21/4 đến 17 giờ ngày 28/4), thí sinh có nguyện vọng đăng ký xét tuyển sinh đại học, cao đẳng phải khai báo trên phần mềm đầy đủ, đúng các thông tin kèm minh chứng để hưởng ưu tiên trong xét tuyển.
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
Tổn thương đốt sống cổ vì sử dụng điện thoại quá nhiều
(Ngày Nay) - Với thói quen thường xuyên sử dụng điện thoại hơn 8 giờ mỗi ngày, anh An (38 tuổi) đã phải nhập viện vì bị yếu tay chân phải, đau nhiều ở cổ vai gáy và lưng, khó thực hiện các hoạt động khiêng vác nặng hoặc cần sự tỉ mỉ như cài nút áo, cầm đũa.