Tại sao rét 2 độ C, trẻ em Nhật Bản vẫn mặc quần đùi đi học?

Trong khi nhiều nước cho trẻ nghỉ học để tránh rét thì những đứa trẻ Nhật Bản vẫn phải mặc quần đùi và đi bộ tới trường.
Tại sao rét 2 độ C, trẻ em Nhật Bản vẫn mặc quần đùi đi học?

Cũng giống như nhiều nước ở Đông Á, nhiệt độ ở thủ đô Tokyo vô cùng lạnh giá, ghi nhận được ở mức dưới 4 độ C, trời rất rét dù có nắng. Tuy nhiên, các em học sinh kể cả trẻ nhỏ vẫn đi học bình thường. Truyền thống và văn hóa mặc quần đùi bất chấp giá rét của Nhật Bản là một điều lạ với nhiều quốc gia trên thế giới. Do đâu mà cha mẹ Nhật quyết định cho con em mình mặc “phong phanh” đến trường như vậy?

Tại sao rét 2 độ C, trẻ em Nhật Bản vẫn mặc quần đùi đi học? ảnh 1

Trẻ em Nhật nô đùa trong nắng dù thời tiết đang là 4 độ C (Ảnh chụp ngày 25.1).

Nhật Bản quan niệm, trẻ em càng phải hoạt động thể chất nhiều để tăng cường sức đề kháng. Việc trẻ em Nhật cởi trần, chạy giữa giá rét mùa đông ở mức 2,3 độ là điều không còn xa lạ ở xứ sở Mặt trời mọc. Những đứa trẻ sẽ được rèn luyện về tinh thần và thể chất để đối chọi với mùa đông giá rét.

Mặc quần đùi trong mùa đông

Trong khi nhiều đứa trẻ trên thế giới mặc rất nhiều quần áo ấm thì trẻ em Nhật đến trường và mặc những chiếc quần đùi trong mùa đông, bất chấp thời tiết giá rét thế nào là hình ảnh thường xuất hiện trong cuộc sống hằng ngày. Nhiều cha mẹ Trung Quốc lần đầu sang Nhật sinh sống, gửi con ở trường mẫu giáo đã rất lo lắng khi thấy tất cả con em mình đều mặc quần cộc đi học. Họ cho rằng con trẻ không thể chịu đựng nổi giá rét của mùa đông nước Nhật.

Tại sao rét 2 độ C, trẻ em Nhật Bản vẫn mặc quần đùi đi học? ảnh 2

Mặc quần đùi đi học bất chấp thời tiết là một nét văn hóa ở Nhật Bản.

Mục đích của việc mặc "phong phanh" cho trẻ là để chúng ốm và có sức đề kháng với môi trường. Sau đó trẻ sẽ quen dần và khỏe mạnh hơn.

Cởi trần chạy giữa giá rét

Cha mẹ Nhật quan niệm, thời tiết càng khắc nghiệt, con người càng dễ mắc bệnh do ít vận động thể chất. Chính vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, trẻ em Nhật đã được hướng tới một cuộc sống dồi dào các hoạt động thể chất, đặc biệt là đi bộ và chạy bộ.

Tại sao rét 2 độ C, trẻ em Nhật Bản vẫn mặc quần đùi đi học? ảnh 3

Hô vang quyết tâm vượt qua giá rét.

Ban đầu, các bậc cha mẹ chia nhỏ quãng đường từ 10m, 20m, 100m rồi tăng dần theo thời gian để phù hợp với giai đoạn phát triển của các em. Những đoạn đường đi bộ ít khi bằng phẳng mà thường gồ ghề, nhiều sỏi đá để tăng tính thử thách. Các hội thảo, chuyên đề về đi bộ, chạy bộ, phương pháp nuôi con được tổ chức thường xuyên giúp các bậc phụ huynh có cái nhìn và đánh giá đúng đắn nhất về cách nuôi con qua chạy bộ và đi bộ.

Thông thường, trẻ em cấp 1 ở Nhật có thể leo núi 4 giờ đồng hồ là chuyện rất bình thường. Ở trường các câu lạc bộ về đi bộ, leo núi, chạy bộ cũng là một nét văn hóa hình thành từ lâu ở xứ sở Mặt trời mọc.

Tại sao rét 2 độ C, trẻ em Nhật Bản vẫn mặc quần đùi đi học? ảnh 4

Các bài tập chạy bộ, đi bộ thường được trường học tổ chức cho các em tham gia.

Trẻ em mẫu giáo được rèn luyện mặc quần cộc trong mùa đông nên sức đề kháng được rèn luyện ngay từ nhỏ. Trong tiết trời giá rét từ 2-5 độ C, các em có thể thoải mái nô đùa, nghịch ngợm mà không lo mắc các chứng cảm lạnh, viêm đường hô hấp do được rèn luyện mỗi ngày.

Các hội thao với hình ảnh các em nhỏ cởi trần, chạy bộ trong mùa đông giá rét, vừa chạy vừa hô câu khẩu hiệu thể hiện quyết tâm là điều khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi tới Nhật Bản. Giáo dục thể chất là một phần quan trọng được bố mẹ, thầy cô giáo định hướng cho các em ngay từ khi lọt lòng.

Tuệ Linh

Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
Giáo dục kỹ năng tham gia giao thông cho học sinh tiểu học
(Ngày Nay) - Ngày 23/12, tại Nhà văn hóa thị xã Duy Tiên (Hà Nam), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Nam phối hợp với Ban An toàn giao thông tỉnh tổ chức chương trình Giao lưu giáo dục kỹ năng tham gia giao thông an toàn cấp tiểu học năm học 2024 - 2025.
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.