Tào Tháo - Ông vua không ngai vàng Trung Nguyên

Dưới "gót sắt" của Tào Tháo, miền Bắc Trung Quốc hoàn toàn thống nhất dưới nền thống trị của Ngụy. Nhưng ông qua đời mà chưa hề bước lên ngai vàng Trung Nguyên.
Tào Tháo - Ông vua không ngai vàng Trung Nguyên

Tào Tháo (155 – 220) tự là Mạnh Đức, là nhà chính trị, quân sự cuối thời Đông Hán trong lịch sử Trung Quốc.

Ông là người đặt cơ sở cho thế lực quân sự cát cứ ở miền Bắc Trung Quốc, lập nên chính quyền Tào Ngụy thời Tam Quốc. Ông được con trai truy tôn là Thái tổ Vũ Hoàng Đế.

Tào Tháo - Ông vua không ngai vàng Trung Nguyên - anh 1

Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác. Ảnh minh họa

Tào Tháo là người đã có công lớn trong việc dẹp loạn khăn vàng và Đổng Trác. Tuy nhiên, hình ảnh về ông không được các nhà nho học ưa thích.
Ông còn là một nhà thơ xuất sắc. Ông và hai con trai Tào Phi, Tào Thực được đời sau gọi là Tam Tào, cùng với nhóm Kiến An thất tử và nữ sĩ Thái Diễm hình thành nên trào lưu mới trong văn học thời Hán mạt, gọi chung là Kiến An phong cốt.

Vì sao Tào Tháo không xưng đế?

Tào Tháo là "nhất đại kiêu hùng" thời Tam Quốc, nửa đời đứng trên đỉnh cao quyền lực. Nhưng ông qua đời mà chưa hề bước lên ngai vàng Trung Nguyên. Vì sao lại vậy?.

Nếu Tào Mạnh Đức thực sự ôm mộng xưng đế, thì chỉ cần điều quân từ Sơn Đông về Lạc Dương, việc phế Hiến Đế dễ như trở bàn tay.

Thế nhưng cả đời Tào không dám làm chuyện đó, cũng vì cố kỵ "vết xe đổ" của Đổng Trác.

Tào Tháo - Ông vua không ngai vàng Trung Nguyên - anh 2

Trong một lần nói chuyện với Lưu Bị, Tào Tháo đã nói câu nổi tiếng "Anh hùng đương thế chỉ có Huyền Đức và ta". Ảnh minh họa

Tào Tháo hiểu rõ, trong cục diện thiên hạ đại loạn cuối thời Đông Hán, các thế lực quân phiệt nổi dậy khắp nơi. Phe nào cũng tự xưng mang danh nghĩa "hậu duệ trung thần", "phò tá Hán triều" để chiếm cứ địa bàn.

Chưa kể, danh nghĩa "phò tá Thiên tử hiệu lệnh chư hầu" đem lại cho Tào Tháo một vị thế "danh chính ngôn thuận hơn rất nhiều" để đứng ra hiệu triệu và lôi kéo các thế lực khác về với mình.

Nếu Tào "dám" đoạt ngôi Hiến Đế thì ông sẽ ngay lập tức trở thành mục tiêu chung của quần hùng, giống như 18 lộ chư hầu Quan Đông khởi binh phạt Đổng Trác năm xưa.

Cho dù Tào Ngụy có dùng thực lực quân sự hùng mạnh để tiêu diệt các thế lực địa phương thì cũng không có khả năng thu phục được lòng tin của mọi tầng lớp dân chúng - bởi tội danh "Hán tặc" mà Lưu Bị, Tôn Quyền gán cho Tào lúc này sẽ trở thành sự thực.

Với tầm ảnh hưởng sâu rộng của hình tượng Hoàng đế Đại Hán trong tín ngưỡng của người dân Trung Quốc hàng trăm năm, hành động "phế đế" chẳng khác nào tội ác "đại nghịch bất đạo".

Tào Tháo - Ông vua không ngai vàng Trung Nguyên - anh 3

Hình ảnh Tào Tháo trên phim ảnh

Đó chính là "hỏa lò" mà Tào Tháo nhắc tới trong câu nói của mình, đồng thời thể hiện rõ tầm nhìn đầy mưu lược của một chính trị gia.

Bên cạnh đó, dù Tào Mạnh Đức có thực muốn làm Hoàng đế, thì những trọng thần trung thành của ông như Tuân Úc, Tuân Du cũng là những người "ngấm" tư tưởng trung thành với Hán triều, cực lực phản đối.

Tào Tháo chết cũng vì quá đa nghi

Tào Tháo đã mắc bệnh đau đầu trong nhiều năm. Ông đã sai người triệu danh y Hoa Đà - là người đồng hương ở huyện Tiêu, nước Bái thuộc Dự châu - đến chữa trị. Do thuốc của Hoa Đà hiệu nghiệm, ông đã giữ Hoa Đà lại bên mình một thời gian. Những lúc bị đau, ông nhờ Hoa Đà châm cứu cho một vài mũi kim thì bệnh tình đỡ đi nhiều.

Tào Tháo - Ông vua không ngai vàng Trung Nguyên - anh 4

Cũng vì đa nghi, Tào Tháo qua đời năm 66 tuổi. Ảnh minh họa.

Sau này Tào Tháo có người nhà mắc bệnh, lại gọi Hoa Đà tới chữa. Được một thời gian chưa xong, Hoa Đà xin về nhà thăm vợ có bệnh, lại xin nghỉ thêm ít lâu nữa. Tào Tháo nghi ngờ, sai người đến dò xét thì thấy vợ Hoa Đà không có bệnh gì, bèn hạ lệnh bắt Hoa Đà vào ngục hỏi tội. Bị cai ngục tra tấn, Hoa Đà chết trong ngục.
Năm 219, Tào Tháo lại tái phát bệnh đau đầu. Ông giao lại bản doanh Nghiệp Thành của nước Ngụy cho thế tử Tào Phi quản lý, còn mình về Lạc Dương dưỡng bệnh. Hứa Xương lúc đó chỉ còn vua hư danh Hán Hiến Đế.
Bị bệnh đau đầu hành hạ không có ai chữa được, Tào Tháo rất ân hận vì đã giết Hoa Đà. Tháng giêng năm 220, Tào Tháo qua đời, thọ 66 tuổi.

Tam Quốc Diễn Nghĩa kể rằng: Tào Tháo mở hộp đựng đầu Quan Vũ ra nhìn, thấy râu tóc dựng đứng lên, trừng mắt ra nhìn; vì vậy Tào Tháo hoảng sợ tới mức tái phát bệnh đau đầu.

Hoa Đà được triệu đến chữa bệnh, đề nghị bổ đầu ông ra để phẫu thuật; ông nghi ngờ Hoa Đà muốn giết mình nên bắt giam Hoa Đà vào ngục. Hoa Đà chết trong ngục không lâu sau thì Tào Tháo cũng chết.

Thế tử Tào Phi lên nối ngôi Ngụy vương. Vài tháng sau, Tào Phi ép vua Hán Hiến Đế nhường ngôi, lập ra nhà Ngụy, đóng đô ở Lạc Dương. Đó là vua Ngụy Văn đế.

Tào Tháo được truy tôn là Thái Tổ Vũ Hoàng Đế, thường goi là Ngụy Vũ Đế.

Trang Ly (T/h)

Xem thêm:

- Đệ nhất mỹ nhân thời Tam Quốc khiến Tào gia 'điên đảo' là ai?

- 'Chiến Thần' Lữ Bố - Vị tướng dũng mãnh bậc nhất thời Tam Quốc

- Những giai thoại ly kỳ về Quan Vân Trường (Kỳ 2)

Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
Ông Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương
(Ngày Nay) - Chiều 22/11, tại Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về việc điều động, phân công, bổ nhiệm Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình Ngô Đông Hải giữ chức Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương.
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
Miễn vé tham quan Thành nhà Hồ trong Ngày Di sản văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) cho biết, nhân kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), Trung tâm sẽ miễn vé cho du khách trong nước và quốc tế đến tham quan, trải nghiệm tại di sản Thành nhà Hồ.
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
Kháng thuốc tăng nguy cơ lây lan bệnh, bệnh nặng và tử vong
(Ngày Nay) - Ngày 22/11, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các đối tác quốc tế tổ chức mít tinh hưởng ứng “Tuần lễ Thế giới nâng cao nhận thức về kháng thuốc” từ ngày 18-24/11/2024 và Hội nghị triển khai Kế hoạch hành động phòng, chống kháng thuốc lĩnh vực y tế giai đoạn 2024 – 2025.
Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL Hồ An Phong.
Hội nghị triển khai Chỉ thị 30/CT-TTg: Bước ngoặt quan trọng cho ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Ngày 21 và 22/11/2024, Bộ VH,TT&DL đã tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 29/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển các ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam. Hội nghị được kỳ vọng trở thành bước đột phá, đặt nền tảng cho sự phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành công nghiệp văn hóa. Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam cũng cử đại diện tham dự hội nghị nhằm học hỏi kinh nghiệm thực tiễn để thúc đẩy công nghiệp văn hóa gắn liền với hợp tác toàn cầu.
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
Bước tiến đột phá trong dự án xây dựng Bản đồ Tế bào con người
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học quốc tế ngày 20/11 đã công bố bản thiết kế đầu tiên về sự phát triển của hệ xương người, đánh dấu bước tiến quan trọng trong dự án Bản đồ Tế bào con người (Human Cell Atlas), một nỗ lực lớn nhằm tạo ra bản đồ sinh học chi tiết của mọi loại tế bào trong cơ thể người.
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
Gia Lai : Ngôi cổ tự duy nhất được phong sắc tứ
(Ngày Nay) - Gia Lai hiện có hàng trăm ngôi chùa, trong đó có nhiều chùa đã qua trăm năm lịch sử. Nhưng chỉ duy nhất chùa Tân An (đường Nguyễn Thiếp, phường Tây Sơn, thị xã An Khê) được sự công nhận và ban tặng của hoàng gia nhà Nguyễn, gọi là sắc tứ.
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
Sắp xếp đơn vị hành chính của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
(Ngày Nay) - Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành các Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc, giai đoạn 2023 – 2025.
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
Đặc sắc chương trình giao lưu "Sắc màu di sản"
(Ngày Nay) - Tối 21/11, tại hồ Nguyên Phi Ỷ Lan (thành phố Bắc Ninh), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Bắc Ninh tổ chức Chương trình nghệ thuật dân ca trên thuyền và giao lưu các miền di sản chủ đề "Sắc màu di sản".
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
Phật dạy 5 điều thân kính với làng xóm
(Ngày Nay) - Mối quan hệ làng xóm cũng có những nhiêu khê và phức tạp, nếu không khéo thì từ thâm tình lại hóa ra giận ghét, thậm chí là oán thù. Cho nên Đức Phật rất tinh tế khi dạy phải thân kính với bà con.