Tập trung bình ổn giá trong giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán 2023

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý để có biện pháp điều hành phù hợp.
Tập trung bình ổn giá trong giai đoạn cuối năm và Tết Nguyên đán 2023

Cùng với đó các cơ quan liên quan phải chủ động tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023.

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 333/TB-VPCP ngày 25/10/2022 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái – Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá tại cuộc họp Ban Chỉ đạo điều hành giá về công tác quản lý, điều hành giá 9 tháng đầu năm 2022 và định hướng các tháng cuối năm 2022.

Thông báo nêu rõ: Trong 9 tháng đầu năm và nửa đầu tháng 10 năm 2022, công tác chỉ đạo, điều hành giá chịu rất nhiều áp lực trong việc kiểm soát lạm phát nhưng với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng-Trưởng Ban chỉ đạo cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương đã kiểm soát được tình hình và kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp và hiện cơ bản kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra. CPI tháng 9 năm 2022 tăng 0,4% so với tháng trước. Bình quân 9 tháng năm 2022, CPI tăng 2,73% so với cùng kỳ năm 2022. Trong bối cảnh lạm phát của các nước trong khu vực và của nhiều nước trên thế giới tăng cao, những kết quả đạt được từ công tác điều hành giá kiểm soát lạm phát trong nước từ đầu năm đến nay có sự nỗ lực rất lớn của các bộ, ngành, địa phương cũng như sự tham gia tích cực của các doanh nghiệp và sự ủng hộ của người dân đối với các chủ trương, giải pháp quản lý, điều hành giá của Nhà nước.

Tuy nhiên, trong những tháng còn lại của năm 2022, tình hình kinh tế xã hội, địa – chính trị thế giới còn rất nhiều phức tạp, lạm phát ở một số nước tiếp tục có xu hướng tăng cao, tình hình cung cầu, giá cả các mặt hàng chiến lược nhất là mặt hàng xăng dầu dự kiến còn nhiều biến động phức tạp khó lường. Trong nước, một số chính sách hỗ trợ về thuế sẽ hết thời hạn vào cuối năm, tình hình giải ngân vốn đầu tư công tăng cường hơn, quý IV là thời gian cao điểm chuẩn bị cho công tác sản xuất, chuẩn bị hàng dự trữ phục vụ nhu cầu lễ Tết cuối năm, tác động của thiên tai, dịch bệnh… vì vậy cần tiếp tục tăng cường công tác quản lý, điều hành giá, nhất là đối với các địa phương.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương căn cứ dư địa lạm phát để chủ động chuẩn bị tốt các phương án điều hành giá các mặt hàng Nhà nước định giá, đánh giá kỹ tác động để thực hiện điều chỉnh theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền xem xét quyết định mức độ điều chỉnh phù hợp với diễn biến, mặt bằng giá thị trường theo đúng quy định.

Đến nay, nếu không có biến động quá bất thường thì công tác kiểm soát lạm phát theo mục tiêu Quốc hội và Chính phủ giao trong khoảng 4% là có tính khả thi. Tuy nhiên, công tác quản lý, điều hành giá cần tiếp tục thực hiện một cách chủ động và linh hoạt vừa phải đảm bảo kiểm soát lạm phát bình quân cả năm 2022 theo mục tiêu Chính phủ và Quốc hội giao cũng như tạo nền tảng thuận lợi cho việc kiểm soát lạm phát trong năm 2023. Các Bộ, ngành, địa phương bám sát thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Công điện số 679/CĐ-TTg ngày 31 tháng 7 năm 2022 về việc tăng cường các biện pháp quản lý, điều hành giá, ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá về các giải pháp cụ thể đối với công tác điều hành giá năm 2022 tại các văn bản số 882/VPCP-KTTH ngày 10 tháng 2 năm 2022, Thông báo số 65/TB-VPCP ngày 02 tháng 3 năm 2022, Thông báo số 81/TB-VPCP ngày 24 tháng 03 năm 2022, Thông báo số 179/TB-VPCP ngày 22 tháng 6 năm 2022, Thông báo số 207/TB-VPCP ngày 18 tháng 7 năm 2022 và Thông báo số 280/TB-VPCP ngày 07 tháng 9 năm 2022.

Trong những tháng còn lại của năm 2022, các bộ, ngành, địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh, chú trọng tập trung theo dõi sát diễn biến kinh tế và lạm phát thế giới tác động đến Việt Nam để có những giải pháp ứng phó phù hợp; cập nhật sát tình hình cung cầu trong nước để có chỉ đạo dự phòng tại địa phương đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung cầu trong nước.

Điều hành chính sách tiền tệ theo mục tiêu đề ra phối hợp với chính sách tài khóa và các chính sách khác để góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế.

Đối với những mặt hàng nhà nước quản lý, các dịch vụ công đang triển khai lộ trình thị trường (như dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh, dịch vụ giáo dục, điện). Các Bộ: Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Công Thương và các bộ, ngành, địa phương chủ động trong việc tính toán, chuẩn bị các phương án giá để triển khai điều chỉnh vào thời điểm phù hợp với quy định và bối cảnh chung.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm tổ chức, theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường các mặt hàng thuộc lĩnh vực quản lý tại từng thời điểm để có biện pháp điều hành phù hợp; chủ động tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, trong lưu thông để chuẩn bị các nguồn hàng dự trữ, bình ổn giá cả thị trường nhất là dịp cuối năm 2022 và dịp Tết Nguyên đán năm 2023, ưu tiên đảm bảo nguồn cung, đảm bảo cân đối cung - cầu thị trường, nhất là đối với các hàng hóa, dịch vụ quan trọng, thiết yếu như: xăng dầu, lương thực, thực phẩm (thịt lợn, thịt gia súc, gia cầm tươi sống), vật liệu xây dựng, dịch vụ vận tải, các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm.

Bộ Công Thương, Bộ Tài chính theo chức năng, nhiệm vụ được giao bám sát tình hình thị trường xăng dầu trong nước và quốc tế để triển khai thực hiện công tác chỉ đạo, quản lý, điều hành ổn định, hiệu quả; bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát và đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân.

Phó Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương sử dụng linh hoạt, hiệu quả các công cụ, biện pháp điều tiết giá theo quy định của pháp luật về giá để kiểm soát, bình ổn thị trường; tăng cường triển khai hiệu quả và giám sát thực hiện các biện pháp kê khai giá, niêm yết giá; công khai thông tin về giá; tổ chức thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, khắc phục những điểm còn hạn chế, bất cập, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về giá; giám sát chặt chẽ biến động giá các mặt hàng thiết yếu, nhất là các mặt hàng vẫn có biến động tăng giá trong bối cảnh giá xăng dầu giảm để có giải pháp quản lý, điều hành, bình ổn giá phù hợp.

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đảm bảo kịp thời, minh bạch thông tin về giá và công tác điều hành giá của Chính phủ, Ban chỉ đạo điều hành giá, nhất là diễn biến giá cả các vật tư quan trọng, các mặt hàng thiết yếu liên quan đến sản xuất và đời sống người dân để hạn chế gia tăng lạm phát kỳ vọng, ổn định tâm lý người tiêu dùng và doanh nghiệp.

Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
Ngập cả cây số trên tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ
(Ngày Nay) - Từ đêm 10 đến sáng 11/9, mưa lớn kéo dài cộng với việc nước sông dâng cao khiến tuyến cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ qua huyện Thường Tín (Hà Nội), đoạn Km191 đến Km192m ngập cả hai chiều khiến các phương tiện di chuyển rất khó khăn.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3
(Ngày Nay) - Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, trong 12 giờ tới, lũ trên sông Thao tại Yên Bái tiếp tục xuống nhưng vẫn trên mức báo động 3; tại Phú Thọ biến đổi chậm ở mức báo động 2. Lũ trên sông Lô tại Tuyên Quang có khả năng đạt đỉnh 27,80m, trên báo động 3 là 1,80m vào sáng sớm 11/9 sau đó xuống chậm; tại Vụ Quang tiếp tục lên và đạt đỉnh ở mức 21,00m, trên mức báo động 3 0,50m vào trưa 11/9 sau đó xuống.
Cựu Tổng thống Donald Trump và Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris trong cuộc tranh luận trực tiếp đầu tiên tại Philadelphia, Pennsylvania. Ảnh: Reuters.
Cặp đấu Trump - Harris "đấu khẩu" nảy lửa
(Ngày Nay) - 8 giờ sáng ngày 11/9 (theo giờ Việt Nam), Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bước vào cuộc tranh luận tổng thống đầu tiên. Chỉ trong nửa tiếng, cả hai bên đã cho khán giả chứng kiến màn “đấu khẩu” vô cùng nảy lửa và gay cấn giữa hai ứng viên.
Ngập lụt tại thành phố Yên Bái sáng 10/9/2024. Ảnh: Tuấn Anh/TTXVN
Yên Bái oằn mình chống lũ
(Ngày Nay) -  Do chịu ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, mưa lớn kéo dài làm nước lũ dâng cao gây ngập lụt nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Yên Bái, tổn thất khá nặng nề về người và tài sản. Trước tình hình trên, chính quyền và nhân dân tỉnh Yên Bái đang nỗ lực chống lũ, chủ động triển khai các lực lượng để ứng phó và xử lý kịp thời mọi tình huống xảy ra.