Tập trung dập dịch cúm gia cầm

Gần đây, một số ổ dịch cúm gia cầm (DCGC) do chủng vi-rút cúm A/H5N6 đã xuất hiện ở các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An..., buộc phải tiêu hủy hơn 43 nghìn con gia cầm. Hiện đang có nhiều yếu tố khiến dịch rất dễ lây lan trên diện rộng, đó là, mật độ đàn chăn nuôi ở mức cao nhất từ trước đến nay (tổng đàn khoảng 467 triệu con), diễn biến thời tiết có nhiều yếu tố cực đoan, lượng gia cầm lưu thông lớn, thói quen buôn bán, giết mổ theo kiểu truyền thống, dễ lây nhiễm dịch...
Cơ quan chuyên môn điều tra nguồn nhiễm vi-rút cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm ở xã Tân Khang, huyện Nông Cống (Thanh Hóa).
Cơ quan chuyên môn điều tra nguồn nhiễm vi-rút cúm A/H5N6 trên đàn gia cầm ở xã Tân Khang, huyện Nông Cống (Thanh Hóa).

Khi có bốn ổ DCGC ở xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ (Hà Nội), Chi cục Chăn nuôi và Thú y thành phố đã tiến hành tiêu hủy ngay hơn 6.800 con gia cầm (ngan, vịt) bị bệnh, cấp cho huyện 450 nghìn liều vắc-xin để tiêm phòng bao vây ổ dịch và đàn gia cầm của xã với hơn 300.000 con; cấp 150 kg thuốc sát trùng để vệ sinh, khử trùng tiêu độc ổ dịch, khoanh vùng không để lây lan. Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) Hà Nội Nguyễn Huy Ðăng cho biết, hiện đàn gia cầm có gần 34 triệu con, trước tình hình dịch bệnh, ngành chăn nuôi thành phố đã tăng cường công tác quản lý chăn nuôi, giết mổ gia cầm trên địa bàn, như: Ðẩy nhanh tiến độ hình thành các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn sau khi có quyết định phê duyệt "Mạng lưới các cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn TP Hà Nội" và Quy hoạch khu chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra hoạt động giết mổ, kinh doanh sản phẩm gia cầm trên địa bàn quản lý theo phân cấp; phối hợp các sở, ban, ngành liên quan tổ chức tiêm phòng vắc-xin cúm gia cầm cho đàn gia cầm, bảo đảm tỷ lệ tiêm phòng đạt từ 80% trở lên. Cùng với đó, tiếp tục thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người chăn nuôi; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm trong công tác phòng, chống DCGC; duy trì trực đường dây nóng 24 giờ trong ngày để tiếp nhận, xử lý thông tin kịp thời tình hình dịch bệnh...

Ở Thanh Hóa, tại cụm trang trại chăn nuôi ở thôn Lai Thịnh, xã Tân Khang, huyện Nông Cống, gia đình anh Nguyễn Văn Ngọ nuôi đàn vịt cho thu nhập ổn định, anh mới mua thêm 600 con ngan và gà con (không rõ nguồn gốc) để tăng đàn gia cầm hậu bị nhằm nâng thêm thu nhập. Sau khi nuôi được hơn một tháng, đến ngày 3-2 đàn gia cầm có biểu hiện ốm, chết, anh báo cho chính quyền và cơ quan thú y xã. Qua điều tra dịch tễ, phát hiện đàn gia cầm của hộ liền kề cũng bị ốm, chết, cơ quan chức năng cùng các hộ chăn nuôi đã tiến hành tiêu hủy toàn bộ số gia cầm bị cúm A/H5N6; tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng trại, nghiêm cấm tái đàn, lập chốt kiểm dịch không cho vận chuyển gia cầm, trứng gia cầm ra khỏi vùng dịch. Ngay sau đó, xã đã cung ứng 68.500 liều vắc-xin tiêm phòng cho 90.500 con gia cầm của 45 hộ chăn nuôi tập trung; dùng bốn tấn vôi bột, 150 lít hóa chất thực hiện tiêu độc, khử trùng trong toàn xã; tiếp tục tiêm phòng cho 12 nghìn con gia cầm của 1.300 hộ. Hiện đàn gia cầm ở Tân Khang không có biểu hiện bị ốm, chết. Còn ở xã Tân Thọ, với tổng đàn gia cầm 56 nghìn con, chính quyền xã đã mua hai tấn vôi bột, sử dụng 60 lít hóa chất vệ sinh chuồng nuôi; triển khai tiêm 45 nghìn liều vắc-xin cho đàn gia cầm. Song đến ngày 10-2 có hiện tượng thủy cầm chết, buộc phải tiêu hủy 1.485 con vịt của gia đình anh Nguyễn Hữu Trinh ở thôn Thái Bình. Phó Chủ tịch UBND huyện Nông Cống Nguyễn Văn Tuấn cho biết, huyện đã trích 300 triệu đồng mua vật tư, thiết bị bảo hộ để cung ứng cho các xã phòng, chống dịch; cấp 500 nghìn liều vắc-xin tiêm phòng cho gần 70% tổng đàn gia cầm và tiếp tục thực hiện tiêm phòng triệt để 100% đàn gia cầm trong những ngày tới. Ðồng thời quy định rõ trách nhiệm của chính quyền cơ sở, xử lý nghiêm các trường hợp bán chạy, vận chuyển gia cầm ra khỏi vùng dịch; kiểm soát chặt chẽ hoạt động giết mổ gia súc, gia cầm.

Không chỉ ở Nông Cống, DCGC đã phát sinh ở thôn Ðồng Tâm, xã Quảng Trường, huyện Quảng Xương; thôn Thái Lai, xã Minh Tâm, huyện Thiệu Hóa và thôn Quyết, xã Ðông Lĩnh, TP Thanh Hóa với hàng trăm con gia cầm bị ốm, chết, nghi bị cúm gia cầm. Lực lượng chức năng đã tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm, phun hóa chất, chôn gia cầm xa khu dân cư, nguồn nước... Ðể chủ động phòng, chống DCGC, tỉnh Thanh Hóa đã cung ứng 6.500 lít hóa chất cho các địa phương để tiêu độc, khử trùng; hệ thống thú y sử dụng hơn 4,4 triệu liều vắc-xin tiêm phòng cho gia cầm ở các vùng nguy cơ cao... Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Thanh Hóa Nguyễn Viết Thái cho biết, cùng với việc cấp hóa chất, vật tư cho các huyện Nông Cống, Quảng Xương dập dịch, tiêm vắc-xin phòng cúm cho đàn gia cầm, tỉnh đang triển khai tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng diện rộng, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm đợt 1; tăng cường kiểm soát chặt nguồn giống gia cầm cung ứng vào địa bàn, quản lý chặt chẽ hoạt động giết mổ; hướng dẫn nông dân tổ chức chăn nuôi theo hướng an toàn dịch bệnh.

Tại Bắc Ninh, ngay sau khi xuất hiện ổ DCGC ở huyện Quế Võ và TP Bắc Ninh, buộc phải tiêu hủy hơn 8.700 con vịt, Chi cục trưởng Chăn nuôi và Thú y tỉnh Nguyễn Hữu Thọ cho biết, đã cấp 650 nghìn liều vắc-xin cúm gia cầm và 2.500 lít hóa chất cho các địa phương có dịch để tiêm phòng cho toàn bộ đàn gia cầm tại vùng dịch, vùng bị dịch uy hiếp, vùng đệm và phun khử trùng phòng, chống dịch. Vệ sinh, thu gom rác thải, tiêu độc bằng vôi và hóa chất khu vực chăn thả chung quanh các hộ có dịch. Tạm dừng hoạt động buôn bán, vận chuyển, giết mổ gia cầm và sản phẩm gia cầm trên địa bàn có dịch. Tăng cường công tác kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y. Hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học...

Theo đánh giá của các chuyên gia chăn nuôi - thú y, hiện các tỉnh, thành phố đang tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống DCGC. Trong đó, cần chú ý: thực hiện tốt việc tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm, tăng cường giám sát chặt chẽ việc tập kết, buôn bán gia cầm và các sản phẩm gia cầm, kiểm soát giết mổ; nâng cao năng lực giám sát dịch, phòng, chống dịch bệnh; xây dựng thêm các chuỗi, vùng chăn nuôi gia cầm an toàn dịch bệnh... bảo đảm phát triển ngành chăn nuôi một cách bền vững.

Trước tình hình DCGC đe dọa nghiêm trọng đàn gia cầm, ngày 13-2 Bộ NN và PTNT đã tổ chức hội nghị triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống DCGC. Bộ trưởng NN và PTNT Nguyễn Xuân Cường đề nghị các địa phương chú ý phát hiện sớm các ổ DCGC, tiêu hủy ngay gia cầm bị bệnh; ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiêu độc, khử trùng bằng vôi bột, hóa chất.
Theo Nhân Dân
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.