Curiosity - Tàu robot thăm dò sự sống trên sao Hỏa |
John Grotzinger, nhà khoa học thuộc nhóm nghiên cứu Curiosity, cho biết “Việc tàu robot của chúng tôi phát hiện thấy khí metan trong bầu khí quyển của sao Hỏa không hẳn là bằng chứng chứng minh có sự sống trên hành tinh này. Tuy nhiên, phát hiện này là một trong những số ít giả thuyết có sự sống tồn tại trên sao Hỏa mà giới khoa học cần xem xét”.
Nhà khoa học John Grotzinger |
Grotzinger nói thêm: “Các mẫu phân tử hữu cơ có trong các mẫu đất đá trên sao Hỏa cùng không phải là một lập luận chắc chắn cho giả thuyết có sự sống trên sao Hỏa thời kỳ trước đó. Nhưng chúng ta có quyền hi vọng đó là loại vật liệu sống từng hình thành trên hành tinh này”.
Tàu Curiosity đã thu nhận được lượng khí metan tăng gấp 10 lần trong bầu khí quyển của sao Hỏa. Tàu robot cũng phát hiện các phân tử hữu cơ khác trong mẫu đá Curiosity khoan dưới lòng đất sao Hỏa.
Theo các nhà khoa học của NASA, các chất hữu cơ này có thể hình thành trên sao Hỏa hoặc do các thiên thạch mang tới.
Sao Hỏa được chụp từ tàu vũ trụ Viking của NASAvào năm 1975 |
Khí metan lần đầu tiên được phát hiện trong bầu khí quyển sao Hỏa bởi tàu vũ trụ Mars Express của Cơ quan Vũ trụ châu Âu năm 2003. Trên trái đất, phần lớn khí metan trong khí quyển được tạo ra bởi hoạt động sống, chẳng hạn như gia súc tiêu hóa thức ăn.
Vệ tinh sao Hỏa trước đây cũng đã phát hiện luồng khí metan trong khí quyển sao Hỏa tại khu vực núi lửa Gale Crater (nơi từng là hồ nước trên bề mặt sao Hỏa cách đây hàng tỷ năm). Tuy nhiên, các nhà khoa học khẳng định có nhiều cách để tạo ra khí metan mà không cần có hoạt động sống, chẳng hạn như do sự vận động của núi lửa.
Bình minh trên Gale Crater |
Cuộc hành trình tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa vẫn sẽ tiếp tục. Các nhà khoa học NASA sẽ tìm hiểu lý do có sự gia tăng lượng khí metan này trên sao Hỏa.
Tàu robot thăm dò Curiosity hạ cánh thành công xuống sao Hỏa lần đầu tiên vào ngày 6/8/2012. Đây là thiết bị hiện đại nhất có sứ mệnh săn tìm sự sống trên hành tinh đỏ.
Curiosity dài 2,1m, nặng gần 900kg, có 6 bánh xe bằng nhôm vành titan cỡ 20" (0,5m), mỗi bánh xe có mô-tơ điện riêng và thanh giằng kéo để hỗ trợ cho các địa hình gồ ghề.
Trong năm 2012, Curiosity truyền về Trái đất hơn 190 gigabyte dữ liệu (tương đương với 45.600 bài hát được lưu trữ trong MP3 cộng với 36.700 hình ảnh có độ phân giải cao).
Xem thêm về Khám phá vũ trụ:
1. Các nhà khoa học phát hiện tín hiệu hiếm hoi từ vật chất tối trong vũ trụ
2. Hubble – ‘nhãn cầu’ quan sát vũ trụ rộng lớn của Trái Đất
3. Stephen Hawking: Trí tuệ vươn tầm vũ trụ với công trình "Lược sử thời gian" vĩ đại
4. Nổ tia gamma – ‘Thủ phạm’ kết liễu sự sống ngoài Trái đất?
5. Phát hiện bất ngờ về nguồn gốc của nước trên Trái Đất
6. Trái đất có nguy cơ bị thiên thạch đường kính 400m lao thẳng vào
7. Loài người biết uống rượu nhờ hoa quả "thối"