Tay đua Hà Nội để con 4 tuổi cùng phượt trên xe phân khối lớn

Tôi tin rằng, con trai mà ham mê khám phá thiên nhiên, ắt trở thành người đàn ông thú vị, hào phóng và giàu trải nghiệm.

Anh Hoàng Minh Trí (40 tuổi), hay còn được giới chơi xe biết đến với tên Cu Trí, là một trong những tay đua motor nổi tiếng ở Hà Nội với hơn 20 năm chuyên luyện tập bằng các dòng xe phân khối lớn, tham dự nhiều trường đua quốc tế với tư cách khách mời. Là người ưa xê dịch, anh có cách dạy con hiệu quả dựa trên tinh thần "đi để trải nghiệm":

Là bố của hai anh con trai, với một cậu đang trong tuổi bỉm sữa, tôi có nguyên tắc cả gia đình luôn phải di chuyển để làm mới tinh thần. Tôi và vợ hay đi công tác dài ngày, nhưng dù bận cỡ nào, một năm tôi cũng phải dành tối thiểu 30 ngày cùng gia đình đi chơi xa. Chỉ có di chuyển mới có nhiều trải nghiệm.

Năm 4 tuổi, con tôi đã theo bố đến những miền xa trên con xe motor phân khối lớn. Vợ tôi không ý kiến gì cả, lại còn ủng hộ hai cha con đi để cô ấy có những phút thảnh thơi.

Tay đua Hà Nội để con 4 tuổi cùng phượt trên xe phân khối lớn ảnh 1

8 tuổi, con trai anh Trí đã bơi thuần thục dù trước đó rất sợ nước. Ảnh: M.Trí.

Phúc Khang là tên con trai đầu của tôi, cậu sinh năm 2008, được học bơi từ năm 4 tuổi, 8 tuổi đã bơi thành thạo, cực kì hứng thú với guitar và yêu ẩm thực. Tôi chẳng bắt con phải học bất kỳ môn gì, những sở thích đó đều là con tôi lựa chọn. Cũng như việc con thích đi theo bố trên những chuyến đi dài là lựa chọn của con, tôi cảm thấy vui vì điều đó.

Chuyến đi Sapa có lẽ là đơn giản nhất với bố con chúng tôi vì con đường đi đến sứ sở sương mù này, tôi đã thuộc như lòng bàn tay. Tôi là người sống nguyên tắc, trước khi đi, tôi chuẩn bị kĩ từng con ốc, từng sợi dây điện trên chiếc xe cào cào 250 phân khối để hạn chế rủi ro đến mức tối đa.

Nghe tiếng nẹt pô, con trai tôi co cả người lại vì thích thú, đôi tay bé nhỏ siết nhẹ. Thời tiết tháng 8 se lạnh, nhưng nắng vẫn còn vàng ươm. Tôi chắc chắc một điều, di chuyển bằng motor trên những cung đường ngoằn nghèo sẽ đỡ mệt hơn ngồi trên một chiếc ôtô kín mít. Đơn giản vì chúng ta không phải chịu nhiều hiệu ứng của quán tính, cơ thể sẽ ở trạng thái cân bằng nhiều hơn.

Bài học nằm lòng cho những chuyến đi là kỹ năng đóng hành lý. Đi lên rừng phải là quần áo dài nhưng nhẹ, thoáng mát để leo trèo. Vì lên nơi có nhiều sương mù, hai bố con phải chuẩn bị thêm áo phản quang để người khác lưu thông có thể dễ dàng né. Để giữ ấm, phải có thêm khăn len, mũ len, bao tay. Không nhất thiết phải chuẩn bị các loại trang bị rườm rà trên người như đệm gối, đệm cùi chỏ...vì không thực sự hữu ích ở đường trường, lại phải tháo ra tháo vào rất mất thời gian.

Qua rừng hoa ban trắng, sương mù dày đặc bởi độ cao 1500m so với mặt nước biển, con bảo... sợ ma, tôi phải dừng lại, cho con ngồi trên phiến đá dọc đường. Tôi bảo con, “bố không bao giờ lôi ma quỷ, hay ông kẹ ra dọa con, là bởi vì bố không tin chúng có thật. Đừng sợ những thứ mơ hồ”. Bây giờ, cậu ấy đã không còn sợ bóng đêm hay sợ những hù dọa mà người xung quanh rỉ tai nhau.

Tôi là người tập xe chuyên nghiệp, tập những kỹ năng cua khó nhằn hay cách đánh lái với tốc độ cao. Nhưng khi ra đường trường, tôi chưa bao giờ chạy trên 80km/giờ, dù nhiều anh em trong đoàn cứ thách thức tôi tăng tốc độ. Tôi quan niệm, chỉ đi đúng tốc độ mình kiểm soát được, nhất là khi chở gia đình. Quy tắc tạo nên người đàn ông, và con trai tôi cũng đồng tình với quan điểm đó.

Chuyến đi khó nhằn với một đứa trẻ có lẽ là đến với một nét văn hóa mới khác biệt hoàn toàn. Đó là chuyến đi lục tỉnh miền Tây lúc Khang 8 tuổi. Không hề chuẩn bị bất kỳ thứ gì, tôi chở con đi kiểu “lạc trôi”, không cần biết đang đi đâu, không có điểm đến. Hai bố con qua chợ nổi Cái Răng, qua những kênh rạch chằng chịt ở Châu Đốc để ngắm rừng tràm, và đặc biệt là đi khắp ngõ ngách để thử các món ăn miền Tây dân dã.

Tôi luôn khuyến khích con trải nghiệm những thứ mới, như thử đi trên ghe, thử làm cá lóc nướng trui. Còn ẩm thực, món nào cu cậu cũng thử, từ bún cá Sóc Trăng, bánh canh Châu Đốc, đến lẩu mắm Cần Thơ. Thậm chí đuông dừa, chuột đồng là những món có phần khó nuốt, cậu cũng không ngại thử một lần... Vì mùi vị khá khác biệt, Khang không ưng mấy món này lắm, nhưng tôi tin rằng con trai đã có một trải nghiệm khó quên.

Tay đua Hà Nội để con 4 tuổi cùng phượt trên xe phân khối lớn ảnh 2

Những chuyến đi của hai bố con không chuẩn bị rườm rà. Ảnh: M.T.

Tôi quan niệm trẻ vùng cao phải học cách sinh tồn, cách sống trong môi trường khắc nghiệt, còn trẻ thành thị, phải có kỹ năng tự lập và điều khiển công nghệ. Tôi không bắt con phải bỏ sự yêu thích của mình với internet, cũng như ba mẹ nó mấy chục năm trước chuộng ná thun, đánh đáo..., thì trẻ hiện đại cũng có thú vui riêng. Thay vì cấm, tôi hướng dẫn con chọn lọc thông tin.

Năm ngoái tôi đã cho con đi Hong Kong, khi thấy những ông Tây to cao, râu tóc xồm xoàm, Khang cứ rúc vào tôi sợ hãi. Năm nay đi Singapore, Khang biết qua cửa soát vé tàu điện ngầm, biết bắt chuyện với người nước ngoài. Không phải tôi dạy mà nhờ internet.

Những chuyến đi cũng chỉ như là cơ hội để tôi được gần con, trên tinh thần “đại đoàn kết” mà cả nhà tôi áp dụng. Bàn tay thô ráp vì vặn tay ga nhiều nhưng tôi thích tắm cho con mọi lúc tôi có thể khi con còn bé. Đối với tôi, dù trải nghiệm qua những chuyến đi rất đáng quý, nhưng thời gian được ở gần con, được chơi với con còn đáng quý hơn gấp ngàn lần.

Kết nối giữa phụ huynh và con cái không thể hiện qua lời nói mà luôn phải là hành động. Nói vài ngày không bằng đi với nhau nửa ngày. Phải là một người bạn, người đồng hành trên những cung đường thì con mới tin và chia sẻ. Qua những câu hỏi ngây ngô trong suốt chuyến đi như “Tại sao bố mẹ có thể đẻ ra con ?” hay “Tại sao tổng thống kia bị ghét?”, tôi còn có thể đo lường được kiến thức của con, để trang bị đầy đủ cho con bước vào xã hội.

Theo Vnexpress
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
Tảng băng lớn nhất thế giới thoát khỏi Nam Cực
(Ngày Nay) - Các hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho thấy tảng băng khổng lồ A-23A - hiện là tảng băng lớn nhất thế giới - đã thoát khỏi vòng xoáy đại dương phía bắc quần đảo Nam Orkney và đang trôi dạt về phía đông bắc, hướng tới đảo Nam Georgia, nơi nó được dự đoán sẽ tan vỡ và biến mất hoàn toàn.
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
Phòng bệnh truyền nhiễm mùa lạnh
(Ngày Nay) - Thời tiết lạnh khiến mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ và các nhóm có nguy cơ cao như người trên 65 tuổi và phụ nữ có thai dễ mắc các bệnh truyền nhiễm. Để chủ động phòng chống các bệnh truyền nhiễm, người dân cần chú ý: che miệng, mũi khi hắt hơi; thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng hoặc dung dịch có cồn; giữ ấm cơ thể…
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
Hàng nghìn người tham dự đêm nhạc “Bài ca không quên”
(Ngày Nay) - Tối 22/12, Hòa nhạc và biểu diễn nghệ thuật đặc biệt Bài ca không quên diễn ra tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (Q.1, TP.HCM) với nhiều cảm xúc, đưa khán giả trở về những khoảnh khắc lịch sử hào hùng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
Những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024
(Ngày Nay) -  Dịch sởi bùng phát tại TP Hồ Chí Minh, Thực hiện thành công kỹ thuật can thiệp thông tim bào thai, Triển khai Sổ sức khỏe điện tử tích hợp trên ứng dụng VneID thay cho sổ khám bệnh… là những sự kiện nổi bật của ngành Y tế TP Hồ Chí Minh năm 2024 được Sở Y tế Thành phố công bố chiều 22/12.
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
Bức tranh đa sắc trong nội các của chính quyền Trump 2.0
(Ngày Nay) -  Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gây bất ngờ với danh sách nội các mới đa dạng chưa từng có, từ cựu đảng viên Dân chủ đến các nhà tài phiệt, hé lộ một chiến lược táo bạo cho nhiệm kỳ thứ hai của ông.
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
Từ năm 2025, trường học được xây cao nhất là 5 tầng
(Ngày Nay) -  Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư mới bổ sung và điều chỉnh linh hoạt các tiêu chuẩn về diện tích đất, quy mô trường học và tiêu chuẩn cơ sở vật chất tối thiểu, theo hướng phù hợp với thực tế triển khai tại các địa phương.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình chúc mừng Giáng sinh các tổ chức tôn giáo
(Ngày Nay) -  Trong không khí vui tươi, ấm áp dịp Lễ Giáng sinh 2024 và đón chào năm mới 2025, chiều 22/12, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đã đến chúc mừng tại Tòa Tổng Giám mục Hà Nội, Tổng hội thánh Tin Lành Việt Nam (miền Bắc) và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam.