"Người ta nghi ngờ rằng con tê giác này đã bị giết ít nhất hai đến ba ngày trước tại một hồ nước bên trong công viên. Chiếc sừng của nó đã bị lấy mất", giám đốc công viên P. Sivakumar thông báo. "Chúng tôi cũng đã phát hiện được 8 viên đạn súng trường AK 47".
Các quan chức Ấn Độ cho biết đây là vụ săn trộm đầu tiên tại khu di sản được UNESCO công nhận trong suốt một năm qua.
Các thợ săn có thể kiếm được 150.000 USD cho một chiếc sừng tê giác hoặc khoảng 60.000 USD cho mỗi cân trên thị trường chợ đen.
Việc thiếu các phương tiện giao thông trên đường cao tốc gần Vườn Quốc gia Kaziranga ở bang Assam - nơi có số lượng tê giác một sừng lớn nhất thế giới, trong thời điểm Ấn Độ áp dụng lệnh phong tỏa khiến nhiều loài động vật di chuyển về phía biên giới, khiến chúng dễ trở thành mục tiêu của các tay săn trộm.
Các nhà chức trách Ấn Độ cho biết các vụ săn trộm đã gia tăng ngay bên trong và xung quanh công viên kể từ khi lệnh phong tỏa toàn quốc có hiệu lực vào cuối tháng 3.
Vào tháng 4, đã có ít nhất 5 vụ săn trộm tê giác đã bị phát hiện bởi lực lượng kiểm lâm tại bang Assam.
Những con tê giác một sừng từng được phân bổ rộng rãi trong khu vực nhưng nạn săn bắn và tình trạng mất đi môi trường sống tự nhiên đã đẩy số lượng của loài vật này xuống chỉ còn vài nghìn.
Hiện chỉ còn tổng cộng 2.413 cá thể tê giác sống ở Vườn Quốc gia Kaziranga, theo số liệu năm 2018.
Công viên rộng 850 km2 này được thành lập vào năm 1908 và cũng là nơi bảo tồn các loài vật quý hiếm khác như hổ, voi và báo đốm.
Vào tháng 4, đã có ít nhất 5 vụ săn trộm tê giác đã bị phát hiện bởi lực lượng kiểm lâm tại bang Assam.
Những con tê giác một sừng từng được phân bổ rộng rãi trong khu vực nhưng nạn săn bắn và tình trạng mất đi môi trường sống tự nhiên đã đẩy số lượng của loài vật này xuống chỉ còn vài nghìn.
Hiện chỉ còn tổng cộng 2.413 cá thể tê giác sống ở Vườn Quốc gia Kaziranga, theo số liệu năm 2018.
Công viên rộng 850 km2 này được thành lập vào năm 1908 và cũng là nơi bảo tồn các loài vật quý hiếm khác như hổ, voi và báo đốm.
Theo AFP