Thác Victoria cao 100m gần cạn khô vì biến đổi khí hậu

Thác Victoria nằm ở biên giới Zambia và Zimbabwe được xem là một trong những thác nước lớn và đẹp nhất thế giới, nhưng giờ đây nó có nguy cơ biến mất vì biến đổi khí hậu.
Du khách đi bộ qua cây cầu để chiêm ngưỡng "tia Victoria", nơi từng là thác nước hùng vĩ bậc nhất thế giới, hôm 5/12. (Ảnh: Reuters).
Du khách đi bộ qua cây cầu để chiêm ngưỡng "tia Victoria", nơi từng là thác nước hùng vĩ bậc nhất thế giới, hôm 5/12. (Ảnh: Reuters).

Trong nhiều thập kỷ, thác Victoria nổi tiếng thế giới vì sự hùng vĩ của nó. Bắt nguồn từ sông Zambezi của miền Nam châu Phi, khi tới hẻm núi Victoria Falls ở biên giới Zambia-Zimbabwe, nước đổ xuống 100 m tạo nên khung cảnh choáng ngợp. Vẻ đẹp của thác Victoria đã thu hút hàng triệu khách du lịch đến với Zimbabwe và Zambia.

Nhưng đợt hạn hán tồi tệ nhất trong một thế kỷ đã làm thác nước chảy xuống thành tia nhỏ, gióng lên hồi chuông về biến đổi khí hậu có thể giết chết một trong những điểm du lịch nổi tiếng, theo Reuters.

Thông thường, thác nước chảy yếu hơn vào mùa khô nhưng các quan chức cho biết năm nay, lượng nước đổ xuống đã giảm chưa từng có.

“Những năm trước, khi vào mùa khô nó không đến mức này. Đây là lần đầu chúng tôi chứng kiến thác nước như này”, Dominic Nyambe, người có cửa hàng bán quà lưu niệm ở Livingstone, gần thác nước, cho biết.

“Nó ảnh hưởng đến chúng tôi, bởi vì du khách có thể nhìn thấy trên mạng (thác nước thành tia) và không muốn đến nữa”.

Khi các nhà lãnh đạo thế giới tập trung tại Madrid cho COP25 để thảo luận về cách ngăn chặn sự nóng lên thảm khốc do khí thải nhà kính do con người gây ra, miền Nam châu Phi phải hứng chịu một số tác động tồi tệ nhất: mất nước và mất mùa. Khoảng 45 triệu người cần viện trợ lương thực vì vụ mùa thất bát.

Zimbabwe và Zambia đã bị cắt điện vì các nước này phụ thuộc rất nhiều vào các nhà máy thủy điện tại đập Kariba nằm trên sông Zambezi ở thượng nguồn của thác nước.

Kỳ quan thiên nhiên dài hàng km này giờ trơ đá, lượng nước chỉ đổ xuống như bao nơi khác.

Theo ghi nhận của cơ quan quản lý sông Zambezi, lưu lượng nước hiện nay ở mức thấp nhất kể từ năm 1995 và dưới mức trung bình trong nhiều năm.

Tổng thống Zambia Edgar Lungu gọi đây là “lời nhắc nhở nghiêm túc về những gì biến đổi khí hậu đang gây ra cho môi trường của chúng ta”.

Theo Zing
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.