Thảm cảnh của người dân Giếng Đáy, Hà Khẩu bị ảnh hưởng bởi đề xuất quy hoạch của TP Hạ Long

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Nhiều hộ gia đình còn chưa kịp tái định cư sau khi bàn giao đất để phục vụ hai dự án lớn của thành phố Hạ Long, đã lại đứng trước nguy cơ mất trắng cả phần đất tái định cư của mình vì văn bản số 3010/UBND. Và đến nay, vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy TP Hạ Long sẽ thu hồi văn bản đề xuất quy hoạch trái lòng dân này.
Những người dân như bà Nguyễn Thị Tôn - một người dân có nhà đất tại dự án cầu Cửa Lục 1 hiện đang phải sống trong căn nhà thuê tạm bợ, đổ nát hết sức bức xúc trước những đề xuất ngược lòng dân của TP Hạ Long.
Những người dân như bà Nguyễn Thị Tôn - một người dân có nhà đất tại dự án cầu Cửa Lục 1 hiện đang phải sống trong căn nhà thuê tạm bợ, đổ nát hết sức bức xúc trước những đề xuất ngược lòng dân của TP Hạ Long.

Đã hơn 2 tháng kể từ ngày UBND TP Hạ Long ra văn bản số 3010/UBND tổ chức nghiên cứu Quy hoạch chi tiết khu vực hai bên tuyến đường nối khu Công nghiệp Cái Lân qua khu công nghiệp Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, và đường kết nối từ điểm đầu cầu Cửa Lục 1 đến Ngã Ba Kênh Đồng và nút giao cầu cầu Cửa Lục 1 tại hai phường Giếng Đáy, Hà Khẩu. Và đã hơn 1 tháng kể từ ngày lãnh đạo TP Hạ Long đối thoại với người dân hai phường Giếng Đáy, Hà Khẩu về văn bản 3010/UBND. Thế nhưng đến nay, chưa có bất cứ dấu hiệu nào cho thấy UBND TP Hạ Long sẽ thu hồi văn bản đề xuất quy hoạch trái lòng dân này.

Mất cả chì lẫn chài?

Trong 58,6 ha đất mà văn bản 3010/UBND đề xuất thu hồi, có một phần diện tích là khu tái định cư của 32 hộ gia đình, nằm ở Tổ 7 khu 3A phường Giếng Đáy. Các hộ gia đình trên nằm trong diện bị thu hồi đất để phục vụ dự án Đường nối cầu Cửa Lục 1 đến ngã ba Kênh Đồng (triển khai năm 2020). Ngày 6/4/2021, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có văn bản số 2017/UBND-QH1 yêu cầu TP Hạ Long phải lập và phê duyệt quy hoạch 1/500 khu tái định cư này, để bố trí cho 32 hộ gia đình chỗ ở mới trong thời gian sớm nhất. Vậy mà không những chưa được xây dựng bất cứ công trình nào, họ còn có nguy cơ mất trắng phần đất tái định cư này vì văn bản 3010/UBND.

Thảm cảnh của người dân Giếng Đáy, Hà Khẩu bị ảnh hưởng bởi đề xuất quy hoạch của TP Hạ Long ảnh 1
Thảm cảnh của người dân Giếng Đáy, Hà Khẩu bị ảnh hưởng bởi đề xuất quy hoạch của TP Hạ Long ảnh 2

Văn bản của UBND tỉnh Quảng Ninh yêu cầu TP Hạ Long phải lập và phê duyệt quy hoạch 1/500 khu tái định cư tại tổ 7, khu 3A phường Giếng Đáy.


Theo ông Dương Văn Thá, người dân sống tại Tổ 7 khu 3A phường Giếng Đáy, khu tái định cư trên đang nằm trong khu vực nghiên cứu quy hoạch mà văn bản 3010/UBND nêu, nên người chưa được phép xây dựng gì mà phải chờ quy hoạch chung của thành phố. Đã hơn 1 năm kể từ khi dự án hoàn thành, gia đình ông Thá vẫn phải thuê trọ ở ngoài. Không ai biết họ sẽ còn phải ở trọ đến bao giờ, nếu quy hoạch trái lòng dân của TP Hạ Long được phê duyệt.

Không chỉ vậy, theo phản ánh của anh Đỗ Văn Phan (sống tại Tổ 7 khu 3A phường Giếng Đáy), 32 hộ dân đã tự nguyện đóng góp 100% tiền xây dựng hệ thống kè, thoát nước chống sạt lở cho khu tái định cư. Tỉnh Quảng Ninh tất nhiên đồng ý với thiện chí này, và giao TP Hạ Long bố trí hệ thống kè, thoát nước đảm bảo an toàn. Nhưng đến nay, dù người dân đã đóng xong một số tiền không hề nhỏ, nhưng hệ thống kè, thoát nước thì vẫn chưa được xây. Lý do được chính quyền phường Giếng Đáy đưa ra vẫn là “phải chờ quy hoạch chung của thành phố, nên chưa thể xây dựng”.

Thảm cảnh của người dân Giếng Đáy, Hà Khẩu bị ảnh hưởng bởi đề xuất quy hoạch của TP Hạ Long ảnh 3

Đường lên khu tái định cư ở Tổ 7 khu 3A phường Giếng Đáy. (Ảnh: Việt Khôi)

Vậy là 32 hộ gia đình tại khu tái định cư trên có nguy cơ mất cả đất lẫn tiền, nếu quy hoạch trái lòng dân của TP Hạ Long được thông qua. “Chúng tôi đã bàn giao toàn bộ đất để phục vụ dự án Đường nối cầu Cửa Lục 1 vì lợi ích chung của thành phố, sau đó còn tự nguyện đóng góp tiền xây kè, thoát nước để tiết kiệm ngân sách. Vậy mà bây giờ thành phố đáp lại thiện chí của chúng tôi bằng cách đề xuất thu hồi luôn cả đất tái định cư”, ông Thá nói.

“Đến cái lán dựng tạm còn sắp sửa mất...”

Ngoài những bất hợp lý của văn bản 3010/UBND, ngay cả việc sắp xếp tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất phục vụ dự án Đường nối cầu Cửa Lục 1 đến ngã ba Kênh Đồng năm 2020 cũng có vấn đề. Một số gia đình dù đã nhận được quyết định giao đất tái định cư (có thu tiền sử dụng) của TP Hạ Long, nhưng đến nay vẫn chưa được nhận phần đất của mình.

Gia đình bà Vũ Thị Thảo (86 tuổi, người dân phường Giếng Đáy) được TP Hạ Long phân cho 90 mét vuông đất tái định cư tại khu 3 phường Hà Khẩu, sau khi toàn bộ 200 mét vuông đất và nhà ở bị thu hồi để phục vụ dự án. Thế nhưng đã 9 tháng trôi qua kể từ khi có quyết định giao đất, gia đình bà Thảo vẫn chưa được tái định cư vì chính quyền chưa công bố giá đất. Không nơi ở, gia đình bà Thảo lâm vào cảnh “tan đàn xẻ nghé”, mỗi người tỏa đi một phương để tìm thuê nhà. Riêng bà phải lủi thủi một mình trong căn phòng trọ tồi tàn rộng chưa đầy 20 mét vuông, nội thất chỉ có một chiếc giường, một chiếc tủ lạnh và một chiếc bếp ga. Tường nhà mốc meo, bong tróc loang lổ, có nhiều chỗ đã xuất hiện những vết nứt, vỡ. Với những "thương tích" ấy, không ai biết căn trọ ấy còn đứng vững được trong bao lâu trước khi đổ sụp xuống.

Thảm cảnh của người dân Giếng Đáy, Hà Khẩu bị ảnh hưởng bởi đề xuất quy hoạch của TP Hạ Long ảnh 4

Bà Vũ Thị Thảo trong căn phòng trọ của mình. (Ảnh: Việt Khôi)

Thảm cảnh của người dân Giếng Đáy, Hà Khẩu bị ảnh hưởng bởi đề xuất quy hoạch của TP Hạ Long ảnh 5
Thảm cảnh của người dân Giếng Đáy, Hà Khẩu bị ảnh hưởng bởi đề xuất quy hoạch của TP Hạ Long ảnh 6

Những mảng tường mốc meo loang lổ, xuất hiện nhiều vết nứt gãy trong phòng trọ bà Thảo. (Ảnh: Việt Khôi)

Chật chội, thiếu thốn, mất vệ sinh, lại thiếu an toàn, nhưng đó là chốn dung thân duy nhất của bà Thảo lúc này. Bà đã làm mọi cách để chính quyền quan tâm đến thân phận của mình: khiếu nại, kêu cứu, rồi tự tử bất thành đến hai lần. Nhưng những gì chính quyền đáp lại vẫn chỉ là lý do “chưa có giá đất, nên chưa thể giao đất tái định cư”.

Thảm cảnh của người dân Giếng Đáy, Hà Khẩu bị ảnh hưởng bởi đề xuất quy hoạch của TP Hạ Long ảnh 7

Quyết định giao đất tái định cư cho gia đình bà Vũ Thị Thảo của TP Hạ Long.

Cùng cảnh ngộ như vậy là một số gia đình tại tổ 9, khu 5 phường Hà Khẩu, thuộc diện bị thu hồi đất để phục vụ dự án Đường nối khu công nghiệp Cái Lân qua KCN Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long - Vân Đồn. Do chưa được phân đất tái định cư, nhiều gia đình đang phải ở trong những ngôi lều, lán xiêu vẹo dựng bằng mái tôn, vải bạt và gỗ ngay bên lề đường. Nhiều khi bên trong là một gia đình ba thế hệ đang chen chúc trong không gian rộng chưa đầy 20 mét vuông. Nắng, mưa, gió, bụi vẫn ngày ngày dội xuống những vách ngăn nửa kín nửa hở, nhưng những gia đình ấy chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài cắn răng chịu đựng. Khó có thể tưởng tượng họ đã từng có nhà cửa, ruộng vườn đàng hoàng trước khi bị “ném” ra ngoài lề đường như thế này. Cái nghèo, đói đã hiện rõ mồn một trước mắt, mà hy vọng đất tái định cư thì vẫn xa tít tận chân trời. Lý do chậm giao đất tái định cư được chính quyền đưa ra là chưa lo được mặt bằng tái định cư, nên vẫn phải chờ… Và một số không nhỏ những ngôi lều, lán ấy lại đang nằm trong khu vực bị đề xuất thu hồi đất của thành phố Hạ Long.

“Đến cái lán dựng tạm còn sắp sửa mất, thì chúng tôi biết ở nơi nào bây giờ?”, bà Đặng Kim Chi, người dân phường Hà Khẩu khổ sở, “nhiều gia đình đã chẳng còn nơi nào để ở sau khi bàn giao đất cho hai dự án lớn của thành phố nữa.”

Cuối tháng 6 vừa qua, hàng ngàn hộ dân thuộc hai phường Giếng Đáy, Hà Khẩu đã gửi một lá đơn kiến nghị tới Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng để phản ánh đề xuất quy hoạch trái lòng dân của TP Hạ Long, đi ngược với tinh thần Nghị quyết 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII. Nguyện vọng duy nhất của họ bây giờ, đó là TP Hạ Long hãy xem xét thu hồi, hủy bỏ văn bản số 3010/UBND như đã làm với văn bản số 12686/BC-UBND và Công văn số 12318/UBND, và sớm giao đất tái định cư cho người dân. Bởi nếu đề xuất quy hoạch của thành phố được thông qua, thì rất nhiều gia đình sẽ chẳng còn cách nào khác ngoài ra đường dựng lều, lán để ở hoặc bỏ xứ mà đi.

Thiếu tá Hà Thanh thuyết minh phòng truyền thống cho các chiến sĩ mới.
Không phải cứ cầm súng mới là chiến đấu
(Ngày Nay) - Là một người vợ, một người mẹ nhưng trên hết là một người con của Tổ quốc, những nữ quân nhân luôn xứng đáng được tôn vinh với sự hi sinh cao cả cho sự nghiệp bền vững của dân tộc. Hơn 15 năm công tác tại quân đội, Thiếu tá Đinh Thị Hà Thanh luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, tỏa sáng với phẩm chất “Anh hùng - bất khuất - trung hậu - đảm đang”.
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
Ta đi theo ánh lửa từ trái tim mình...
(Ngày Nay) - Tròn 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với toàn dân đã lập nên những chiến công vĩ đại trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
Quân đội Ukraine thiếu hụt nhân lực nghiêm trọng
(Ngày Nay) - Vào một buổi chiều giá lạnh gần đây tại thành phố Kovel, miền Tây Ukraine, một người đàn ông tóc bạc, mặc quân phục chuẩn bị lên tàu. Vài phút sau, tàu rời ga trong một hành trình dài về phía Đông đất nước, hướng đến tiền tuyến trong cuộc chiến với Nga.
Ảnh minh hoạ.
Nga phát triển phương pháp mới chống bệnh huyết khối
(Ngày Nay) - Các nhà khoa học thuộc Đại học Vật lý và Công nghệ Moskva và Trung tâm Khoa học Lâm sàng Liên bang về Y học Hóa lý mang tên Lopukhin trực thuộc Cơ quan Y Sinh Liên bang của Nga đã phát triển một phương pháp mới để phân tích các hoạt chất sinh học có tác dụng trong việc tìm kiếm thuốc chống đông máu - những chất ngăn chặn hình thành cục máu đông.
Tiết mục biểu diễn văn nghệ của các thành viên Tổ chức Giao lưu Văn hóa Việt Nam-Australia (VACEO). Ảnh: Lê Đạt/PV TTXVN tại Australia.
2024 là năm "bội thu" của ngoại giao văn hóa Việt Nam
(Ngày Nay) - Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa.
“Việt Nam là bạn…”
“Việt Nam là bạn…”
(Ngày Nay) - Không chỉ bảo vệ vững chắc Tổ quốc, Quân đội nhân dân Việt Nam còn cử lực lượng tham gia hoạt động Gìn giữ Hòa bình Liên Hợp Quốc tại các quốc gia và khu vực đói nghèo, có xung đột vũ trang tại Châu Phi. Cùng với đó, bộ đội ta cũng từng lên đường hỗ trợ Thổ Nhĩ Kỳ khắc phục hậu quả động đất… Tại sao phải cử bộ đội đi lo những chuyện “thiên hạ”? Đó có phải là những việc làm phù phiếm và viển vông?