UBND TP Hạ Long nói ‘chỉ là hiểu lầm’, nhưng chưa thu hồi đề xuất quy hoạch trái lòng dân

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) -  Mặc dù thừa nhận văn bản số 3010/UBND không phải văn bản thu hồi đất và giải thích rằng “do chính quyền phường Giếng Đáy không triển khai rõ ràng, chặt chẽ đến người dân, nên làm cho người dân hiểu lầm”, nhưng UBND thành phố Hạ Long lại né tránh khi người dân yêu cầu hủy bỏ quyết định gây tranh cãi, đi ngược lòng dân cũng như chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước.
Quang cảnh buổi đối thoại của lãnh đạo TP Hạ Long với người dân phường Giếng Đáy. (Ảnh: UBND TP Hạ Long)
Quang cảnh buổi đối thoại của lãnh đạo TP Hạ Long với người dân phường Giếng Đáy. (Ảnh: UBND TP Hạ Long)

Như Ngày Nay đã liên tiếp thông tin, đề xuất nghiên cứu Quy hoạch chi tiết khu vực hai bên tuyến đường nối khu Công nghiệp Cái Lân qua khu công nghiệp Việt Hưng đến đường cao tốc Hạ Long – Vân Đồn, đường kết nối từ điểm đầu cầu Cửa Lục 1 đến Ngã Ba Kênh Đồng và nút giao cầu Tình Yêu (cầu Cửa Lục 1) tại phường Giếng Đáy, Hà Khẩu của UBND TP Hạ Long khiến hàng ngàn người dân bất an đã đội đơn kêu cứu lên bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký và các cấp, ngành liên quan.

UBND TP Hạ Long nói ‘chỉ là hiểu lầm’, nhưng chưa thu hồi đề xuất quy hoạch trái lòng dân ảnh 1

Văn bản số 3010/UBND do TP Hạ Long công bố ngày 21/4/2022, đề xuất thu hồi đất của hàng ngàn hộ dân 2 phường Giếng Đáy và Hà Khẩu.

Trong đơn, các hộ dân kiến nghị các dự án được đề xuất tại văn bản số 3010 /UBND ngày 21/4/2022 do ông Đặng Thái Hưng, Chánh Văn phòng UBND TP Hạ Long ký ban hành, không phù hợp, nếu được triển khai sẽ gây lãng phí, tốn kém nguồn ngân sách của Nhà nước mà không giải quyết được vấn đề quy hoạch và làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích và đời sống của nhân dân.

Nhận thấy, đây là các dự án, có tính chất rất phức tạp, ngày 16/05/2022 UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản số số 3077 chỉ đạo: việc nghiên cứu quy hoạch, nghiên cứu đầu tư phải rất thận trọng, từng bước để vừa đảm bảo đồng bộ quy hoạch chung của thành phố, vừa phải đảm bảo ổn định tình hình; vì nếu dự án được triển khai sẽ có tác động lớn đến đời sống kinh tế- xã hội và những hệ lụy của hàng ngàn hộ dân đang ở và sinh sống ổn định trong khu vực dự án. UBND tỉnh Quảng Ninh giao UBND TP Hạ Long tiến hành rà soát, xem xét lại các văn bản của UBND TP Hạ Long nêu trên. Trong quá trình rà soát mời các sở, ban ngành tham gia ý kiến. Thời gian báo cáo kết quả giải quyết với UBND tỉnh là trong tháng 5/2022.

UBND TP Hạ Long nói ‘chỉ là hiểu lầm’, nhưng chưa thu hồi đề xuất quy hoạch trái lòng dân ảnh 2
UBND TP Hạ Long nói ‘chỉ là hiểu lầm’, nhưng chưa thu hồi đề xuất quy hoạch trái lòng dân ảnh 3

Văn bản số 3077 của UBND tỉnh Quảng Ninh, chỉ đạo UBND TP Hạ Long xem xét lại các văn bản đã ban hành.

Người dân hai phường Giếng Đáy và Hà Khẩu cho biết, họ rất phấn khởi trước sự vào cuộc nhanh chóng, kịp thời, lắng nghe tiếng nói của nhân dân của UBND tỉnh Quảng Ninh và cá nhân bí thư Tỉnh ủy, ông Nguyễn Xuân Ký. Người dân mong chờ lãnh đạo TP Hạ Long chấp hành ý kiến chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh, thu hồi lại văn bản 3010 /UBND ngày 21/4/2022 như đã từng phải thu hồi đối với văn bản số 12686/BC-UBND, ngày 29/12/2021 và Công văn số 12318/UBND.

Trong cuộc đối thoại với người dân phường Giếng Đáy, TP Hạ Long (Quảng Ninh), Phó Chủ tịch TP Hạ Long Nguyễn Hữu Nhã khẳng định văn bản số 3010/UBND được TP Hạ Long công bố ngày 21/4/2022 “không phải văn bản thu hồi đất, do chính quyền phường Giếng Đáy không triển khai rõ ràng, chặt chẽ đến người dân, nên làm cho người dân hiểu lầm.”. Tuy nhiên, trước những bức xúc của người dân và yêu cầu chính đáng của hàng ngàn hộ dân về việc UBND TP Hạ Long thực hiện ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh: xem xét thu hồi, hủy bỏ văn bản số 3010/UBND thì ông Nguyễn Hữu Nhã lại cố tình né tránh.

Hơn thế, xuyên suốt buổi đối thoại, ông Nhã một mực chuyển “mũi dùi” về phía chính quyền cơ sở, phê bình UBND phường Giếng Đáy vì “chưa triển khai rõ ràng, chặt chẽ văn bản số 3010/UBND tới người dân, làm người dân hoang mang, bất an”. Ông Nhã cho rằng, nếu phường Giếng Đáy triển khai kịp thời, rõ ràng văn bản theo đúng trình tự tới các chi bộ, rồi tới người dân qua tổ dân phố, thì người dân sẽ không phản đối mà đồng lòng, có cùng ý chí để chỉnh trang đô thị.

“Chính quyền phường Giếng Đáy thiếu sót thì chính quyền TP Hạ Long cũng có một phần trách nhiệm. Vì vậy chúng tôi sẽ nghiêm túc rút kinh nghiệm, chỉ đạo kiểm điểm khâu triển khai thực hiện, đặc biệt là khâu triển khai thực hiện tại chính quyền cơ sở,” ông Nhã nói.

Rất nhiều người dân phường Giếng Đáy không hài lòng với câu trả lời của ông Nhã và cho rằng TP Hạ Long đang cố “đá” quả bóng trách nhiệm xuống cho phường Giếng Đáy, để tránh mang tiếng “ra quy hoạch đi ngược lòng dân”?

“Bất kể cách triển khai thế nào, nếu nội dung văn bản vẫn đề xuất thu hồi đất của chúng tôi, thì làm sao chúng tôi có thể đồng lòng, có cùng ý chí để chỉnh trang đô thị như ông Nhã nói?”, một người dân bức xúc.

UBND TP Hạ Long nói ‘chỉ là hiểu lầm’, nhưng chưa thu hồi đề xuất quy hoạch trái lòng dân ảnh 4
Những người dân như bà Nguyễn Thị Tôn - một người dân có nhà đất tại dự án cầu Cửa Lục 1 hiện đang phải sống trong căn nhà thuê tạm bợ, đổ nát hết sức bức xúc trước những đề xuất ngược lòng dân của TP Hạ Long.

Vị Phó Chủ tịch TP Hạ Long cũng xoa dịu người dân trong buổi đối thoại rằng: văn bản số 3010/UBND mới chỉ dừng lại ở việc đề xuất, nên tất cả quyền lợi về đất đai của người dân phường Giếng Đáy như xây dựng, mua bán, chuyển nhượng,.. vẫn được giữ nguyên, không ai được phép xâm phạm.

Đáng chú ý, ông Nguyễn Hữu Nhã yêu cầu chính quyền phường Giếng Đáy phải nghiên cứu, rà soát lại địa bàn xem nơi nào có dấu hiệu sạt lở, rồi thu thập ý kiến nhân dân, sau đó báo cáo lại với UBND TP Hạ Long. Thành phố sẽ lắng nghe xem xét những đề xuất từ người dân và chính quyền cơ sở. Song, khi ông Nguyễn Thế Anh, chủ tịch UBND phường Giếng Đáy đưa ra hiện tượng sạt lở xảy ra ở khu vực đồi Tên Lửa trên con đường dẫn lên cầu Tình Yêu (cầu Cửa Lục 1), và phường đã phải di dời một số hộ dân đến nơi an toàn hơn để biện minh cho đề xuất thu hồi 58,6 ha đất như trong văn bản số 3010/UBND chủ yếu là để đảm bảo an toàn cho người dân trước mùa bão lũ sắp tới, thì người dân phường Giếng Đáy lập tức phản đối.

Người dân khẳng định: khu vực sạt lở chỉ chiếm 1 diện tích rất nhỏ trong số 58,6 ha đất chính quyền muốn thu hồi, trong khi văn bản số 3010/UBND, TP Hạ Long đề xuất thu hồi đất của hàng ngàn hộ dân ở những khu vực khác không hề có hiện tượng sạt lở. “Nguyên nhân khiến khu vực đường dẫn lên cầu Tình Yêu bị sụt lún, sạt lở là do trong quá khứ, khi tiến hành xây dựng cầu Tình Yêu, đơn vị thi công và chính quyền đã không gia cố chắc chắn bờ taluy tại khu vực này. Khi cầu Tình Yêu còn đang thi công, người dân chúng tôi đã thấy có rất nhiều xe chở sắt về để gia cố taluy. Nhưng về sau, không hiểu vì sao những xe chở sắt này lại rời hết đi, không hề thực hiện gia cố”, chị Lê Thị H., một cư dân phường Giếng Đáy cho biết.

Theo nhiều hộ dân khác, họ đã ở đây hơn 60 năm, không hề bị sạt lở trong mùa mưa bão. Việc chính quyền không gia cố lại bờ taluy khi thấy có hiện tượng sạt lở trong quá trình cải tạo, thi công dự án cầu Tình Yêu là tắc trách, rồi lại lấy cớ đó để thu hồi đất hàng loạt của người dân là bất thường, có dấu hiệu lợi ích nhóm nhằm thâu tóm quỹ đất vàng khu vực này cho mục đích khác, không phải vì mục đích chung, trái với chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và các chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Ninh.

Trước sự né tránh khó hiểu của đại diện UBND TP Hạ Long tại buổi đối thoại, người dân hai phường Giếng Đáy, Hà Khẩu vẫn tiếp tục gửi đơn kêu cứu lên Trung ương và các cơ quan, ban ngành chức năng cũng như truyền thông, báo chí. “Điều quan trọng nhất chúng tôi muốn lúc này, là TP Hạ Long hãy xem xét thu hồi, hủy bỏ văn bản số 3010/UBND, như đã làm với văn bản số 12686/BC-UBND và Công văn số 12318/UBND, ngưng đề xuất quy hoạch theo kiểu “bình cũ, rượu mới”, đẩy người dân vào tình cảnh mất nhà, màn trời chiếu đất”, chị Kim D., cư dân phường Giếng Đáy nhấn mạnh.

Ngày Nay tiếp tục cập nhật thông tin!

TIN LIÊN QUAN
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
Hướng đi mới tăng chiều sâu văn hóa, lịch sử cho lễ hội
(Ngày Nay) - Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 do UBND tỉnh Ninh Bình tổ chức những ngày qua, đã trở thành tâm điểm trên bình diện văn hóa quốc gia, với chuỗi các hoạt động ấn tượng, nhiều màu sắc, mang đến một cách nhìn, cách tiếp cận mới về lịch sử thông qua ngôn ngữ của thơ văn, âm nhạc và công nghệ.
Bác sĩ Chuyên khoa II Võ Trương Quý, Phó Trưởng Khoa Nội A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh thăm khám cho bệnh nhân mắc sởi.
Khu vực phía Nam: Trẻ mắc sởi phải nhập viện tăng mạnh
(Ngày Nay) - Liên tục trong những ngày qua, các bệnh viện tuyến cuối tại Thành phố Hồ Chí Minh tiếp nhận nhiều ca trẻ nhập viện do mắc sởi. Bệnh đang lây lan nhanh chóng trong cộng đồng, trong đó nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh hoặc tiêm chưa đủ mũi.
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
Bảo tồn và phát huy tín ngưỡng thờ Tản viên Sơn Thánh
(Ngày Nay) - Phát tích từ vùng núi Ba Vì, trấn Sơn Tây xưa, Thủ đô Hà Nội ngày nay, tín ngưỡng thờ Tản Viên Sơn Thánh, vị thánh đứng đầu trong "Tứ bất tử" thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn, tinh thần đoàn kết cùng ước vọng chinh phục thiên nhiên ngàn đời của người Việt.
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
Chùa Yên Phú, di sản cổ tự 2.000 năm tuổi ở Hà Nội
(Ngày Nay) - Chùa Yên Phú có tên chữ là Thanh Vân tự, sau đổi thành Khánh Hưng tự - là một trong nhng ngôi chùa cổ nhất Việt Nam. Chùa cách trung tâm Hà Nội 18km về phía Nam, với bề dày lịch sử 2.000 năm và những câu chuyện ly kỳ xung quanh cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.