Tham vọng phục hưng bóng đá Ý của người Mỹ

0:00 / 0:00
0:00
(Ngày Nay) - Với việc thâu tóm thành công hai đội bóng Parma và Spezia, giới doanh nhân Mỹ hiện đang sở hữu 5/20 đội bóng thi đấu tại giải vô địch Serie A của Ý.
Tham vọng phục hưng bóng đá Ý của người Mỹ

Hiện đã có tới 5 đội bóng của Serie A thuộc sở hữu của các ông chủ tới từ Mỹ, bao gồm AC Milan, AS Roma, Fiorentina, Parma và Spezia. Giới doanh nhân Mỹ tin rằng bản quyền truyền hình cùng với các dự án hiện đại hóa sân vận động sẽ giúp thúc đẩy một kỷ nguyên mới của bóng đá Ý.

Tại Vương quốc Anh, nơi có giải đấu hàng đầu thế giới là Premier League, việc các đội bóng thuộc quyền sở hữu của các doanh nhân nước ngoài là điều hết sức phổ biến, thì xu hướng này còn hết sức mới mẻ ở Ý.

Tác động tài chính của đại dịch COVID-19 đã khiến các câu lạc bộ trở nên cởi mở hơn với các nhà đầu tư tiềm năng từ nước ngoài.

Cách đây một thập kỷ, tỷ phú James Pallotta là người đầu tiên đặt nền móng cho kỷ nguyên của người Mỹ tại Ý với việc mua lại câu lạc bộ AS Roma. Mùa hè năm ngoái, Pallotta đã bán lại đội bóng thủ đô Rome cho một người Mỹ khác là Dan Friedkin.

Cựu đại gia châu Âu AC Milan cũng đã được chuyển quyền sở hữu cho tập đoàn đầu tư Elliott Management vào năm 2018 sau khi các chủ sở hữu người Trung Quốc của câu lạc bộ tuyên bố vỡ nợ.

Câu lạc bộ Fiorentina hiện thuộc sở hữu của doanh nhân người Mỹ gốc Ý Rocco Commisso kể từ năm 2019, trong khi mùa giải năm nay tập đoàn Krause đã trở thành cổ đông chính tại Parma.

Mới đây nhất, nhà tài phiệt Robert Platek và gia đình của ông đã mua đội bóng Spezia vào tháng 2. Không chí có người Mỹ, câu lạc bộ Bologna cũng thuộc quyền sở hữu của Joey Saputo, một doanh nhân đến từ Canada.

Patrick Massey - chuyên gia của công ty thể thao Portas Consulting, giới nhà giàu Mỹ đang nhìn thấy tiềm năng khổng lồ của Seria A - giải vô địch được coi là "người khổng lồ đang ngủ say", vốn đã đánh mất vị thế dẫn đầu vào tay Premier League từ đầu thập niên 2000.

Quay trở lại những năm 1980-1990, Ý là trung tâm của bóng đá thế giới, khi quy tụ các danh thủ hàng đầu của làng túc cầu, trong đó có huyền thoại Diego Maradona.

Theo Jordan Gardner, một nhà đầu tư người Mỹ, thương vụ thâu tóm Spezia chỉ tốn 25 triệu euro (30 triệu USD).

"Đây là một ví dụ điển hình cho thấy sự mất giá của bóng đá Ý, so với các câu lạc bộ châu Âu khác", ông Gardner chỉ ra.

Andrea Sartori, người đứng đầu bộ phận thể thao của công ty kiểm toán KPMG tin rằng các nhà đầu tư đang trông chờ vào sự thay đổi của tiền bản quyền truyền hình Seria A, vốn "bị bỏ xa so với các giải đấu khác như Premier League hay La Liga".

Việc phân bổ bản quyền truyền hình cho ba mùa giải tiếp theo đang được tiến hành. Các nhà đài tại Ý dự kiến sẽ bỏ ra 970 triệu euro mỗi năm để mua bản quyền phát sóng, trong khi số tiền này ở các thị trường nước ngoài được kỳ vọng sẽ tăng lên 370 triệu euro.

Một mảnh đất "màu mỡ" khác mà giới chủ Mỹ nhắm đến là các dự án cải tạo sân vận động. Tại Ý, chỉ có một số ít đội bóng như Juventus, Udinese, Sassuolo và Atalanta sở hữu sân đấu riêng, còn lại các sân vận động thuộc sở hữu của chính quyền địa phương.

Giấc mơ được cải tạo hoặc thậm chí là xây sân mới để tăng doanh thu bán vé và tạo thêm thu nhập đều là cái đích các doanh nhân Mỹ nhắm tới, tuy nhiên để triển khai thành thực tế vẫn còn nhiều khó khăn.

Ở Milan cũng như ở Rome, dự án xây dựng sân vận động mới đã tồn tại trong nhiều năm. Trog khi tại Florence, tỷ phú Rocco Commisso cũng đang bỏ ngỏ kế hoạch xây sân mới do vướng mắc tài chính.

Bất chấp việc Parma có nguy cơ xuống hạng Serie B, tân chủ tịch Kyle Krause trong tuần này khẳng định tham vọng cải tạo sân vận động cũ Tardini.

Mối quan tâm của người Mỹ không chỉ giới hạn ở các đội bóng hàng đầu của Ý. Các câu lạc bộ tại Serie B như Venice hay Pisa, hoặc thậm chí các đội hạng thấp hơn như Catania và Campobasso đều có bóng dáng của những ông chủ tới từ bên kia bán cầu.

Động lực đầu tư chính cho các doanh nhân Mỹ đó là tiềm năng vô hạn của bóng đá tại thị trường châu Âu, cùng với triển vọng World Cup 2026 được tổ chức ở Bắc Mỹ.

Chuyên gia Patrick Massey tin rằng sự thu hút khách du lịch của một số thành phố Ý cũng giải thích cho các khoản đầu tư vào các đội bóng ít tên tuổi.

Trường hợp nổi bật là Venezia, câu lạc bộ có trụ sở tại thành phố nổi tiếng Venice. Mùa giải năm nay, đội bóng này đang có cơ hội lên hạng đấu cao nhất của Ý sau hai thập kỷ ngụp lặn trong khủng hoảng tài chính.

Theo AFP
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Phó Tổng thống Kamala Harris đang chạy đua với thời gian. Ảnh: ABC.
Cuộc đua sít sao trước thềm ngày bầu cử Mỹ
(Ngày Nay) - Trước thềm ngày bầu cử Tổng thống Mỹ 2024 (5/11), hai ứng cử viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa đang chạy đua với thời gian nhằm kêu gọi sự ủng hộ của các nhóm cử tri chưa đưa ra quyết định, trong bối cảnh cuộc đua vào Nhà Trắng vẫn rất sít sao.
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
Khai thác chất liệu truyền thống dân tộc: Xu hướng sáng tác của nghệ thuật múa đương đại
(Ngày Nay) - Cùng với các loại hình nghệ thuật khác, nghệ thuật múa Việt Nam đang tạo dấu ấn với công chúng trong việc khai thác những chất liệu truyền thống vào các tác phẩm, vừa giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, vừa mang hơi thở cuộc sống đương đại vào các tác phẩm, tạo nên bản sắc của múa Việt trước thế giới.